Viêm loét dạ dày là một căn bệnh khá phổ biến liên quan đến đường tiêu hóa tại Việt Nam. Bệnh có các dấu hiệu từ nhẹ đến nặng như đau bụng, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày,…Vậy dấu hiệu nhận biết căn bệnh này như thế nào? Viêm loét dạ dày nên ăn gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này nhé!
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày
Khi bị căn bệnh này, tùy từng mức độ nặng nhẹ, bạn sẽ gặp phải những triệu chứng khác nhau, sau đây là một số dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang bị viêm loét dạ dày:
- Đau bụng vùng thượng vị: đây chính là dấu hiệu điển hình nhất của bệnh viêm loét dạ dày. Do chịu sự tác động của acid bên trong dạ dày cùng với việc niêm mạc đang bị tổn thương. Tình trạng này xuất hiện khi đói hoặc quá no, mức độ xuất hiện cũng sẽ ngày càng tăng lên.
- Bị chướng bụng, khó tiêu: đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm loét dạ dày nhưng thường bệnh nhân sẽ không quan tâm đến.
- Ợ chua, ợ hơi: bệnh càng nặng tình trạng ợ chua sẽ xuất hiện ngày càng nhiều.
- Chán ăn, sụt cân
- Nôn ra máu đỏ tươi hoặc đen
- Đi ra ngoài phân màu đen
- Có các hiện tượng của việc thiếu máu như chóng mặt, choáng váng. Lúc này bệnh tình của bạn đã chuyển sang biến chứng xuất huyết tiêu hoá.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bạn bị viêm loét dạ dày, thế nhưng tất cả đều là do sự mất cân bằng giữa lớp bảo vệ ở viêm mạc dạ dày và nồng độ acid bên trong dạ dày, khiến cho viêm mạc dạ dày bị tổn thương.
Có thể kể đến một số nguyên nhân phổ biến khiến bạn gặp bệnh này:
- Nhiễm khuẩn: Có thể nói đây là nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh viêm loét dạ dày. Nó có thể lây từ người này sang người khác qua đường ăn uống, qua tiếp xúc. Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) có thể sinh sống ở lớp nhầy ở viêm mạc dạ dày mà không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, thế nhưng khi lớp nhầy bị phá vỡ, chúng sẽ khiến dạ dày bị viêm, để lâu sẽ dẫn đến loét dạ dày.
- Sử dụng thuốc quá nhiều: Việc bạn sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau kháng viêm như steroid, aspirin, ibuprofen,…hoặc sử dụng không đúng cách cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn quá nhiều thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, cay nóng hay ăn uống không điều độ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày.
- Stress: căng thẳng kéo dài
3. Viêm loét dạ dày nên ăn gì? Lời khuyên dành cho bạn
Bên cạnh việc uống thuốc theo đơn của bác sĩ, người bị viêm loét dạ dày cũng cần xây dựng một chế độ ăn hợp lý để kết quả điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Trong giai đoạn này bạn nên bổ sung những thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp giảm tiết acid và những thực phẩm giàu giàu vitamin, khoáng chất. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một số lời khuyên trong chế độ ăn uống thường ngày của bệnh nhân bị viêm loét dạ dày:
Chuối ( Trừ chuối tiêu)
Viêm loét dạ dày nên ăn hoa quả gì? Đó chính là chuối, bởi đây là một trong những loại trái cây được đánh giá cao trong việc giúp cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày bởi nó có khả năng trung hòa nồng độ acid trong dịch dạ dày, giúp giảm viêm.
Ngoài ra, chuối còn có lượng đường bột cao giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể; có hàm lượng kali cao và thành phần chất xơ hoà tan pectin rất tốt cho những người bị rối loạn tiêu hóa, táo bón, bị tiêu chảy, hay nôn ói.
>>> Đọc thêm: Chuối có tác dụng gì
Canh/Soup
Viêm loét dạ dày nên ăn gì? Canh hay Soup là món ăn dạng lỏng, mềm nên không gây “áp lực” cho hệ tiêu hóa. Hơn nữa, lượng nước trong canh còn giúp pha loãng nồng độ acid giúp dễ tiêu hóa thức ăn hơn.
Nước dừa
Nước dừa là loại nước được rất nhiều yêu thích, nhất là vào mùa hè, thế nhưng bạn có biết nó rất tốt cho những người bị mắc bệnh viêm loét dạ dày không? Nước dừa giàu natri, kali, canxi cho nên nó có khả năng bổ sung các chất sau khi bị tiêu chảy, nôn ói hay khi người mắc bệnh ăn uống kém.
Sữa chua
Viêm loét dạ dày nên ăn uống gì? Sữa chua là sự gợi ý hoàn hảo dành cho bạn. Có rất nhiều ý kiến trái chiều về tác dụng của sữa chua đối với những người bị dạ dày. Theo như các chuyên gia dinh dưỡng thì trong sữa chua có chứa probiotic, enzyme, là thành phần rất tốt cho hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng.
Bên cạnh đó, sữa chua còn có khả năng làm giảm kích thích dạ dày và làm lớp đệm trên niêm mạc.
Gừng
Gừng là một loại củ có giá thành rẻ và có thể tìm mua ở bất kì đâu, thế nhưng nó lại có tác dụng vô cùng tốt đối với những người bị viêm loét dạ dày. Gừng có khả năng cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp làm giảm các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, cơn đau dạ dày,…
Bạn có thể bổ sung gừng vào thực đơn hàng ngày như làm gia vị cho các món ăn, uống trà gừng hoặc ăn một vài lát trà gừng.
Nghệ và mật ong
Tinh bột nghệ trộn với mật ong là bài thuốc đông y được nhiều các bác sĩ khuyên dùng để điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày. Bởi nghệ có tác dụng chống viêm, kiềm hoá độ acid của dịch vị, giảm tiết dịch vị. Mật ong giúp điều hòa nồng độ acid tại dạ dày, làm giảm tình trạng kích ứng dạ dày. Vậy viêm loét dạ dày nên ăn gì? Hãy ăn hỗn hợp tinh bột nghệ cùng mật ong vào mỗi buổi sáng khi bụng còn đói để cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày nhé!
Ngoài ra, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu acid folic, vitamin A, B, D, K, magie, canxi, sắt, kẽm. Bởi với những người bị bệnh dạ dày hệ tiêu hóa hấp thụ còn rất kém, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất.
>>> Xem thêm: Thực phẩm giàu vitamin A
4. Viêm loét dạ dày không nên ăn gì?
Như bạn cũng đã biết thì những người bị các bệnh liên quan đến dạ dày hệ tiêu hóa rất kém, dạ dày đang bị tổn thương. Cho nên, việc ăn gì, uống gì cũng cần được cân nhắc. Sau đây là một số loại thực phẩm không có lợi cho những người gặp các bệnh lý về dạ dày, bạn nên tránh:
– Những thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày như trà đặc rượu bia, cà phê; các món ăn cay nóng có gừng, tiêu, ớt; những món ăn chiên xào có nhiều dầu mỡ; món ăn cứng, khó tiêu,…
– Thực phẩm gây tăng acid dạ dày: một số loại trái cây chua như cam, xoài, quýt, chanh, khế,…và thực phẩm chua như dưa chua, giấm, mẻ,…
– Thực phẩm sinh hơi, chướng bụng như: các loại nước ngọt có ga, một số loại thực phẩm như hành, cần tây, giá đỗ, hẹ,…
5. Một số lưu ý khi ăn đối với những người bị viêm loét dạ dày
- Thực phẩm cần được thái nhỏ, nấu chín kĩ, chế biến bằng cách luộc, hấp hoặc om: giúp cho người bệnh dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ thức ăn hơn.
- Ăn từng miếng nhỏ, nhai kỹ giúp gia tăng hệ bài tiết của nước bọt, từ đó thức ăn sẽ được tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Không nên vừa ăn vừa đọc sách, xem phim hay làm một việc gì khác.
- Nên chia khẩu phần ăn thành những bữa ăn nhỏ để dạ dày không bị quá tải và thường xuyên có thức ăn để trung hòa được acid bên trong dạ dày.
- Không nên để bụng đói bởi lúc này dạ dày sẽ co bóp mạnh dẫn đến tình trạng bị đau, thậm chí còn có thể bị chảy máu. Hoặc ăn quá no, việc ăn quá no cũng sẽ khiến dạ dày căng to tác động đến việc trộn thức ăn, làm tăng co xát làm xuất hiện các cơn đau.
- Tránh ăn các loại thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng, nó sẽ làm dạ dày bạn co bóp mạnh hơn, dẫn đến các cơn đau. Tốt nhất bạn nên ăn thức ăn khi còn ấm khoảng 40-50 độ C vừa làm dịu dạ dày vừa tốt cho hệ tiêu hóa và việc hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Như vậy, bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin liên quan đến bệnh viêm loét dạ dày. Từ đây bạn có thể dễ dàng nhận biết tình trạng mình đang gặp phải, đồng thời giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi: “Viêm loét dạ dày nên ăn gì? Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?” Chúc bạn các bạn có nhiều sức khỏe!