Người bị gout nên ăn gì và không nên ăn gì?

Người bị bệnh gout nên ăn gì

Những cơn đau đớn của bệnh gout luôn khiến chúng ta vô cùng khó chịu. Để có thể giảm những cơn đau này, ngoài việc uống thuốc thì chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những thực phẩm mà người bị bệnh gout nên ăn và không nên ăn để có thể chăm sóc sức khỏe cho người bệnh gout tốt hơn.

Người bị gout nên ăn gì?

Những người có bệnh gout là những người có nồng độ axit uric trong máu cao. Vì vậy, khi bổ sung thực phẩm, chúng ta nên chú ý lựa chọn những thực phẩm không chứa nhiều purin hoặc có công dụng đào thải axit uric. Những nhóm thực phẩm mà người bệnh gout nên ăn như:

Thực phẩm tốt cho người bị bệnh gout

Trái cây, rau củ

Đây là nhóm thực phẩm được khuyến khích sử dụng với người bệnh gout. Họ có thể thoải mái ăn các loại trái cây, rau củ như: rau cần, dưa chuột, súp lơ,…Hàm lượng purin trong những loại trái cây, rau củ này chỉ khoảng 20-25mg.

Vitamin C

Khi bổ sung vitamin C mỗi ngày, bạn có thể giúp người bệnh hỗ trợ đào thải tốt axit uric ra khỏi cơ thể. Bạn có thể bổ sung bằng việc uống vitamin C theo sự chỉ dẫn hoặc bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như: cam, chanh, dâu tây, nho, cà chua, dứa, bơ…

Tinh bột, ngũ cốc

Người bệnh gout nên bổ sung đầy đủ tinh bột, ngũ cốc để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm với chức năng tuyệt vời của nhóm thực phẩm này. Tinh bột, ngũ cốc chứa hàm lượng purin ở mức độ an toàn, có thể làm giảm và hòa tan axit uric. Bạn có thể ăn các loại thực phẩm như: mì, bún, ngũ cốc, tốt nhất là nên lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt chính hãng.

Thịt trắng

Các loại thịt có màu trắng như: thịt cá sông, lườn gà,… chứa rất ít hàm lượng purin nhưng cung cấp nhiều protein cho cơ thể. Bạn có thể bổ sung các loại thịt trắng vào bữa ăn hằng ngày để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

Uống nhiều nước

Uống  nhiều nước mỗi ngày không chỉ giúp tăng cường trao đổi chất, giảm mệt mỏi và sự mất nước trầm trọng của cơ thể mà còn giúp đào thải axit uric hiệu quả. Bạn nên uống khoảng 2 lít nước khoảng kiềm mỗi ngày.

Người bệnh gout không nên ăn gì?

Bệnh gout là bệnh nguy hiểm, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Những người bị bệnh gout khi ăn uống cần tiết chế, không nên ăn những thực phẩm có hàm lượng purin cao như:

thực phẩm cần tránh khi bị bệnh gout

Thực phẩm giàu đạm

Những loại thịt đỏ và thực phẩm giàu đạm có hàm lượng purin cao như: thịt bò nạc, thịt trâu, thịt chó, dê,…Nếu ăn những thực phẩm này nhiều hơn hàm lượng cho phép thì bệnh của bạn sẽ trở nên nghiêm trọng, hàm lượng axit uric trong máu cao.

Hải sản

Đây là nhóm thực phẩm gây nguy hại cho những người bệnh gout. Các loại hải sản như: tôm, sò, cua, cá biển có chứa nhiều nhân purin. Khi ăn hải sản, bạn sẽ khiến bệnh của mình tăng lên, gây trở ngại cho việc điều trị bệnh.

Nước giải khát, bia rượu

Những người thích uống nước giải khát, bia rượu nếu bị bệnh gout thì nên hạn chế vì chúng sẽ làm tăng khả năng bị bệnh của bạn. Mặc dù đường fructose và đồ ngọt không chứa nhân purin nhưng các nghiên cứu đã cho thấy những người uống đồ ngọt có nguy cơ cao hơn những người không uống. Các loại rượu bia sẽ khiến những cơn đau của bệnh càng thêm trầm trọng và dễ tái phát hơn.

Thực phẩm nhiều chất béo

Các loại thực phẩm nhiều chất béo sẽ làm quá trình đào thải axit uric bị ảnh hưởng, lắng đọng tại khớp. Ngoài ra, những thực phẩm này cũng gây tình trạng thừa cân, béo phì nguy hại cho sức khỏe của mọi người.

Nội tạng động vật

Các loại nội tạng động vật chứa nhiều hàm lượng purin gây nguy hại cho sức khỏe. Những người bệnh gout không nên ăn các loại thức ăn chế biến từ gan, thận, tim, phèo, lòng,…của động vật. Điều này có thể giúp bạn giảm những triệu chứng đau đớn mà bệnh gout gây ra.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout

Chế độ dinh dưỡng cho người bị gout

Những người bệnh gout nên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng chứa ít purine. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout như sau:

  • Hàng ngày, bạn nên bổ sung khoảng 500-1000mg vitamin C
  • Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để đào thải axit uric.
  • Ăn các loại thực phẩm như trái cây, rau củ và thịt trắng, mì, phở, bún,…
  • Thay thế dầu ăn bằng các loại dầu oliu, dầu lạc, dầu vừng
  • Bạn nên ưu tiên chế biến các món ăn như: hấp, luộc, tránh ăn quá nhiều các món chiên, xào.

Ngoài ra, bạn cũng nên tập luyện thể dục để tăng cường sức khỏe cho cơ thể, sự dẻo dai cho xương khớp. Điều này sẽ giúp bạn đào thải axit uric tốt hơn. Tuy nhiên, bạn nên tập luyện vừa phải theo sự chỉ dẫn để tránh tình trạng gây chấn thương xương khớp của cơ thể.

Bạn cũng cần nghỉ ngơi, ngủ đủ 8 tiếng/ngày, hạn chế lo lắng quá nhiều, căng thẳng gây rối loạn chuyển hóa cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe và tình trạng bệnh của bạn.

Bệnh gout là bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn uống thuốc và ăn uống đầy đủ thì tình trạng bệnh có thể giảm đáng kể và trở về cuộc sống bình thường. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp với việc vận động phù hợp với bạn để duy trì sự ổn định sức khỏe.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1