Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, trẻ bị ốm sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và sức đề kháng, dẫn tới tình trạng chán ăn và mệt mỏi kéo dài. Vì vậy, mỗi phụ huynh cần chú ý tới việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất để bổ sung năng lượng, giúp trẻ nhanh khỏi ốm. Vậy trẻ bị ốm nên ăn gì? Hãy cùng Đôi Đũa Vàng tìm hiểu qua bài viết sau.
Trẻ bị sốt nên ăn gì
1. Cháo gà
Cháo gà từ xưa tới nay đã được các thế hệ truyền tay nhau như một món ăn bổ dưỡng giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Không chỉ áp dụng được với trẻ nhỏ mà người lớn cũng có thể sử dụng cháo gà để tăng sức đề kháng và kích thích ăn uống.
Cháo gà không chỉ giúp hạ sốt mà còn có công dụng đặc biệt giúp giảm ho và tiêu đờm. Một tô cháo gà nóng hổi với mùi vị thơm ngon cùng vị gà dai ngọt sẽ hấp dẫn khẩu vị và nhanh chóng nạp năng lượng giúp trẻ nhanh hạ sốt và khỏi ốm.
2. Cháo đậu xanh
Ngoài việc cho trẻ bị sốt ăn cháo gà thì cháo đậu xanh cũng là một loại cháo có lợi trong việc tăng sức đề kháng và hạ nhiệt cho trẻ. Cháo đậu xanh với cách nấu đơn giản và nguyên liệu dễ tìm nên có thể giúp các phụ huynh tiết kiệm thời gian nấu nướng và tập trung vào việc chăm sóc trẻ cũng như các công việc nội trợ khác.
Khi nấu cháo đậu xanh, phụ huynh có thể cho thêm bí đỏ, hành lá và một số nguyên liệu khác tùy sở thích của trẻ để kích thích ăn uống và bổ sung thêm nhiều các dinh dưỡng khác giúp trẻ vượt qua sự mệt mỏi và kén ăn.
3. Nước ép hoa quả
Nước ép hoa quả được cho là một giải pháp hữu hiệu giúp cung cấp chất khoáng và vitamin giúp trẻ ăn ngon hơn nhanh chóng hạ sốt. Một số loại ước ép hoa quả mà bố mẹ nên cho trẻ uống như: Nước ép cam, nước ép dứa, nước ép táo,… Các loại nước ép này sẽ cung cấp một lượng lớn vitamin C, A, E,… giúp tăng sức đề kháng và bổ sung nguồn dưỡng chất thiết yếu vào cơ thể.
4. Các loại rau xanh
Trong rau xanh chứa rất nhiều chất sơ, các vitamin và khoáng chất có công dụng bổ sung năng lượng giúp trẻ nhanh phục hồi sức khỏe. Rau xanh còn có thể chế biến đa dạng các món ăn, ăn kèm với những món ăn khác nên sẽ làm tăng khẩu vị ăn của trẻ và không làm trẻ bị ngán. Ngoài ra, việc sử dụng rau xanh còn giúp trẻ tránh được tình trạng táo bón và bổ sung hệ miễn dịch cho đường ruột.
5. Nước dừa
Nước dừa là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng lại ít chất béo. Chính bởi vậy nên nước dừa có rất nhiều công dụng như: Cấp nước, giảm các nguy cơ về tim mạch, làm đẹp,… Ngoài ra, nước dừa còn có tác dụng tuyệt vời khi có thể tăng cường hệ miễn dịch giúp trẻ bị ốm ăn ngon hơn và tăng cường sức đề kháng, bổ sung năng lượng giúp trẻ tỉnh táo và hồi phục nhanh khi bị ốm.
Một vài lưu ý cho phụ huynh khi cho trẻ uống nước dùa đó là không nên cho trẻ uống quá nhiều. Đối với trẻ từ 3-5 tuổi thì nên chỉ uống nửa quả hoặc 1 quả/ 1 ngày. 1 tuần uống từ 2-3 lần để tăng sức đề kháng chứ không nên quá lạm dụng.
6. Bột yến mạch
Ngoài bữa ăn chính của trẻ thì phụ huynh có thể sử dụng bột yến mạch làm bữa ăn phụ hoặc ăn kèm với sữa hoặc một số loại bánh quy giúp thay đổi khẩu vị và cung cấp năng lượng cho trẻ.
Bột yến mạch có chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như: Các vitamin, chất béo, protein,… giúp hồi phục sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch giúp trẻ chống lại những cơn sốt và giảm các triệu chứng mệt mỏi.
7. Các loại sữa uống lên men
Sữa chua hoặc các loại sữa lên men đều là thực phẩm dễ ăn và được nhiều trẻ em yêu thích. Trong các loại thực phẩm sữa chua lên men chứa một số lượng lớn lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch đường ruột, kích thích ăn uống và tăng cường sức đề kháng.
Một số loại sữa uống lên men mà phụ huynh có thể sử dụng để kích thích ăn uống và tăng sức đề kháng cho trẻ như: Yakult, Proby, Betagen,… hoặc một số loại sữa chua như: Sữa chua Vinamilk, Sữa chua TH true Milk,…
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị ốm
Bên cạnh mối quan tâm về “trẻ bị sốt nên ăn gì?” thì các bậc phụ huynh cũng cần bỏ túi cho mình những lưu ý hữu ích để chăm sóc trẻ tốt hơn và giúp trẻ hồi phục nhanh chóng.
- Việc cung cấp dinh dưỡng cho trẻ cần phải phụ thuộc vào độ tuổi và liều lượng nên dùng. Đối với trẻ dưới 1 tuổi thì gia đình nên đưa trẻ đi hám bác sĩ khi có triệu chứng sốt. Còn đối với trẻ đã biết ăn thì có thể dùng cháo hoặc các món ăn loãng để trẻ dễ ăn.
- Khi ốm cần cho trẻ uống nhiều nước kể cả khi trẻ không khát.
- Thường xuyên theo dõi nhiệt độ của trẻ, nếu trẻ sốt cao và không có dấu hiệu hạ nhiệt thì cần đưa ngay tới bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Qua bài viết trên, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã bỏ túi cho mình những món ăn ngon và nhiều dinh dưỡng giúp trẻ bị ốm nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Vậy nên câu hỏi “trẻ bị sốt nên ăn gì?” giờ đây sẽ chẳng phải là vấn đề quá lớn đối với các bậc phụ huynh rồi đúng không? Và hãy cùng dành thời gian để theo dõi các bài viết mới nhất của Đôi Đũa Vàng nhé!