Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì?

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng và tần suất đi ngoài rất nhiều lần trong ngày, chính vì điều này sẽ dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng cho cơ thể người bị tiêu chảy đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Nếu người lớn mắc chứng tiêu chảy sẽ dễ dàng kiểm soát hơn vì có ý thức trong chế độ ăn uống, vậy nếu trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì? Bài viết hôm nay sẽ tổng hợp cho phụ huynh thực đơn trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và những món không nên ăn, các bạn nhớ theo dõi hết bài viết nhé!

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở trẻ em

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé dễ bị chứng tiêu chảy đó là do nhiễm phải virus rotavirus, nhiễm vi khuẩn Salmonella, hay là nhiễm ký sinh trùng Giardia. 

Khi trẻ bị tiêu chảy do nhiễm virus, nhiễm khuẩn hoặc ký sinh thì có thể bị các triệu chứng như: Nôn mửa, bụng đau, đầu đau và có dấu hiệu của sốt…

Một nguyên nhân khác nữa có thể gây tiêu chảy ở trẻ em đó chính là ngộ độc do thực phẩm. Lúc này thì trẻ sẽ có những triệu chứng như: Nôn mửa nhiều và sẽ nhanh chóng hồi phục sau khi nôn, có thể trong vòng 1 ngày (24 giờ). Để trẻ nhanh hồi phục thì các phụ huynh nên lưu ý thực đơn cho trẻ khi bị tiêu chảy.

Một số ít nguyên nhân khác đó là do việc sử dụng thuốc nhuận tràng, phải uống quá nhiều thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở trẻ.

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Chứng tiêu chảy ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân

Cách điều trị bệnh tiêu chảy cho trẻ tại nhà

Xác định nguyên nhân và mức độ tiêu chảy của trẻ

Nhiều người chưa rõ thường suy nghĩ ngay rằng chỉ cần mua thuốc cho trẻ uống và suy nghĩ ngay đến việc tìm hiểu trẻ bị tiêu chảy ăn gì, trẻ bị tiêu chảy ăn cháo gì,… Điều đó không sai nhưng trước đó bạn cần phải xác định được nguyên nhân của việc dẫn đến tiêu chảy của trẻ trước.

Đầu tiên phụ huynh nên lưu ý đến những biểu hiện của trẻ, các dấu hiệu của bệnh tiêu chảy ở trẻ như: Bụng đau quặn thắt gây khó chịu cho trẻ, sốt, mất ăn, triệu chứng buồn nôn, miệng khô, mất nước,… Để có thể phân tích được nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy của bé.

Sau khi phát hiện những triệu chứng ở trẻ thì phụ huynh cần phải phân loại được các cấp độ nguy hiểm của tiêu chảy:

Cấp độ tiêu chảy 1

Môi trẻ bong khô, khát nước, quấy khóc khó chịu và lượng nước tiểu vẫn như bình thường.

Trẻ quấy khóc khi bị tiêu chảy cấp độ 1
Trẻ bị quấy khóc khó chịu do mất nước khi bị tiêu chảy

Cấp độ tiêu chảy 2

Bắt đầu mất nước nhiều hơn mau khát và uống nước nhiều bất thường, người mệt lã đi, độ co giãn của da không còn bình thường mà trở nên kém đi, và dù uống nước nhiều thì lượng nước tiểu vẫn ít dần đi.

Trẻ mệt lả khi bị tiêu chảy cấp độ 2
Trẻ mệt lả và độ co giãn của da giảm sút  khi bị tiêu chảy

Cấp độ tiêu chảy 3

Da của bé dần dần trở nên nhăn nheo thấy rõ, mắt và thóp trũng sâu, môi khô nứt nẻ, khát nước nhiều hơn, mệt mỏi dần đi và đi tiểu ngày càng ít hơn mặc dù uống nước rất nhiều. Lúc này là trẻ nhà bạn có dấu hiệu tiêu chạy nặng.

Trẻ bị tiêu chảy cấp độ 3
Tiêu chảy ở cấp độ 3 của trẻ là mức độ nặng

Cách điều trị tiêu chảy cho trẻ

Trẻ bị tiêu chảy đều có khả năng tự khỏi sau vài ngày nếu bố mẹ biết được trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì? Thực đơn cho trẻ bị tiêu chảy? Biết được trẻ bị tiêu chảy nên và không nên làm gì?

Nếu đối với trẻ còn bú thì mẹ nên cho bé bú bình thường, chịu khó cho bé bú nhiều lần để tránh mất nước và mất sức. Còn nếu trẻ đã biết ăn thì nên cho em ăn những món dễ tiêu hóa, ăn nhẹ như cháo xay nhuyễn, súp, bột… Khi cho trẻ ăn nên đun nóng lại, nước uống cũng nên là nước đun sôi để ấm.  

Vì khi trẻ bị tiêu chảy sẽ rất mệt nên không nên ép bé ăn quá nhiều 1 bữa mà hãy chia nhỏ thành nhiều bữa để bé ăn. Bổ sung thêm một số dinh dưỡng có từ trái cây tự nhiên như: Chuối, cam, hồng xiêm,..

Cách điều trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Nên nắm được cho trẻ tiêu chảy nên ăn gì

Đối với trường hợp bé bị tiêu chảy nặng thì bạn nên bé đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Nếu trẻ bị nhẹ thì nên bổ sung nước muối đường Oresol(được bán rộng rãi ở nhà thuốc).

Và phụ huynh lưu ý ngoài việc bé bị tiêu chảy nên ăn gì làm gì thì cũng nên biết được những việc tuyệt đối không nên sau đây:

  • Không để trẻ nhịn ăn vì sẽ dẫn đến hạ đường huyết và suy nhược
  • Không uống nước trái cây, nước có ga, nước ngọt sẽ khiến việc tiêu chảy trầm trọng hơn
  • Không tự ý cho trẻ uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ vì thể trạng của trẻ rất yếu
  • Không sử dụng những mẹo trị tiêu chảy truyền miệng khi chưa được kiểm chứng.

Mong rằng với những chia sẻ trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì trên sẽ giúp được bạn nếu bé nhà bạn bị tiêu chảy.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1