Nên kiêng gì và nên ăn gì khi nhiệt miệng giúp bệnh nhanh khỏi 

Nhiệt miệng là bệnh lý rất dễ mắc phải không chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ mà nó cũng thường xảy ra đối với người lớn. Một trong những nguyên nhân phổ biến là do chế độ ăn uống không khoa học gây nên thiếu hụt các vitamin cần thiết dẫn đến hình thành các vết loét tại khoang miệng, gây cản trở khi ăn uống. Vì thế, bài viết này sẽ chia sẻ phương pháp nên ăn gì khi nhiệt miệng và không nên ăn gì giúp bệnh nhiệt miệng nhanh khỏi, mang lại cảm giác thoải mái khi ăn uống.

Những đồ uống và thực phẩm nên ăn khi nhiệt miệng

Vitamin B: là một trong những thực phẩm quan trọng cần được bổ sung khi bị nhiệt miệng. Không chỉ giúp phục hồi và cải thiện quá trình các mô bị tổn thương, vitamin này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn tấn công khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng. Những thực phẩm như: cá hồi, cá thu, thịt đỏ, sữa, trứng,… đều là các thực phẩm chứa rất nhiều các thành phần vitamin B khác nhau.

>>> Tìm hiểu thêm: Những thực phẩm giàu vitamin B

Vitamin C: được biết đến là chất chống oxy hóa tự nhiên với khả năng chống lại nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình sản sinh collagen giúp làm lành vết thương, vết loét của các mô tế bào cho cơ thể.

Thực phẩm giàu vitamin c

Do đó, việc bổ sung và tăng cường vitamin C chính là sự lựa chọn tuyệt vời giúp mang lại hiệu quả khi trị bệnh nhiệt miệng. Tuy nhiên, các bạn cũng cần tránh xa những trái cây có múi vì chúng thường có tính axit cao sẽ gây kích thích và gây đau rát cho vết loét.

>>> Tìm hiểu thêm: Vitamin C là gì? Tác dụng của vitamin c đối với sức khỏe

Thực phẩm chứa sắt và kẽm: đây là hai nguyên tố vi lượng quan trọng đối với cơ thể. Để đánh bay nhiệt miệng nhanh chóng, các bạn cần cung cấp liên tục và đầy đủ vào mỗi bữa ăn. Sắt và kẽm chứa rất nhiều trong các thực phẩm như: tôm, cá, rau cải xanh, đu đủ, gạo lứt, đỗ tương, đỗ đen,….

Ăn các món ăn giải nhiệt: không chỉ do thiếu hụt các vitamin, gan bị tích tụ độc tố cũng là nguyên nhân khiến hình thành nên bệnh nhiệt miệng. Do đó, những món ăn có tính giải nhiệt cao như: chè đậu đỏ, canh bí đao, chè hạt sen, canh mồng tơi, bồ ngót sẽ giải giải độc, thanh mát cho gan và cơ thể.

Những món ăn giúp giải nhiệt tốt

Các loại trà giải nhiệt: các bạn cũng có thể kết hợp thêm các loại nước uống trong quá trình trị bệnh nhiệt miệng để mang lại hiệu quả tốt nhất. Thông thường, những loại trà như: hoa cúc, trà hoa hòe hay trà cam thảo được biết đến là các loại trà có tính thanh mát, giải độc và có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị, làm lành vết thương. Vì thế, các bạn nên uống từ 1-2 tách trà mỗi ngày để chữa bệnh nhiệt miệng nhanh chóng.

Những thực phẩm và đồ uống nên kiêng khi nhiệt miệng

Tránh các món ăn cay nóng

Thành phần capsaicin trong các món ăn cay nóng sẽ tăng thêm cảm giác đau rát cho vết loét. Đồng thời, những vết loét này sẽ càng nghiêm trọng và lan rộng, thậm chí là kéo dài tình trạng bệnh nếu như bạn không kiêng cữ khi bị nhiệt miệng.

Thực phẩm cay nóng

Tránh ăn những đồ mặn

Để bệnh nhanh khỏi, các bạn chỉ nên ăn những món thanh đạm để tránh cọ xát làm tăng khả năng phát triển của vết loét. Bên cạnh đó, những món mặn còn giúp các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập khiến vết loét rất khó hồi phục và gây thêm cảm giác khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, các bạn cũng có thể sử dụng nước muối súc miệng thường xuyên vừa giúp làm sạch vừa giúp sát khuẩn cho vết thương nhưng phải được pha loãng.

Các loại nước uống có ga và cồn

Những loại nước này sẽ khiến tình trạng miệng ngày càng nặng và rất khó lành nếu như bạn uống chúng. Bởi vì những thành phần như: axit salicylic, hay axit photphoric có trong cà phê hay nước ngọt sẽ gây khả năng viêm, kích ứng các mô trong khoang miệng nổi lên ngày càng nhiều. Do đó, bạn cần tránh xa nếu như không muốn bệnh ngày càng kéo dài khiến bạn không thể nào ăn uống được.

Uống cà phê để giảm cân

Tránh ăn những món chua

Như đã nói ở phần trên, các món chua thường có tính axit rất cao nên chúng sẽ khiến nhiệt miệng ngày càng lan rộng. Không chỉ thế, nó còn giúp kích thích và phát triển thêm nhiều vết loét ở những nơi khác trong khoang miệng. Vì vậy, những trái cây như: cam, quýt, kiwi, dâu tây,… là những loại trái cây cần tránh xa để bảo vệ khoang miệng.

Không ăn những thực phẩm khô, cứng

Những thực phẩm như: mía, bánh mì hay các món chiên giòn thường sẽ có các góc cạnh dễ đâm vào các vết loét vừa gây cảm giác đau đớn vừa tạo sự tổn thương nghiêm trọng. Vì thế, các bạn nên ăn những món ăn mềm và dễ nhai như: cháo, cơm hay súp trong thời gian trị bệnh nhiệt miệng.

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ không nên ăn gì và nên ăn gì khi nhiệt miệng cho tất cả mọi người cùng tham khảo. Hy vọng qua bài viết này, mọi người sẽ biết được cách trị được bệnh nhiệt miệng nhanh chóng và hiệu quả tại nhà nhé. Chúc mọi người sớm chữa được bệnh nhiệt miệng, mang lại cảm giác thoải mái khi ăn uống.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1