Gợi ý thực đơn dành cho bé cả tuần giúp bé phát triển toàn diện

Thực đơn dành cho bé cả tuần

Như mọi người đã biết, ở mỗi độ tuổi trẻ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Đồng thời hệ tiêu hóa cũng phát triển hơn nên các mẹ cần phải xây dựng thực đơn dành cho bé theo từng giai đoạn riêng biệt. Hãy cùng tham khảo thực đơn dưới đây các mẹ nhé!

Thực đơn dành cho bé cả tuần
Xây dựng thực đơn giúp mẹ yên tâm

1. Thực đơn dành cho bé từ 6-7 tháng tuổi

6 – 7 tháng tuổi là giai đoạn trẻ cần được bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ thức ăn dặm. Mặc dù giai đoạn này sữa vẫn là thực phẩm quan trọng chiếm hơn ¾ tổng lượng thức ăn mỗi ngày. Thế nhưng các mẹ nên cho bé ăn dặm 1 bữa / ngày vào lúc 10h và các giờ còn lại sẽ cho bé uống sữa.

Mẹ cần lưu ý thực đơn dành cho bé từ 6  – 7 tháng phải cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất…. Giúp bé một sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Sau đây là một số món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và giúp bé ngon miệng:

1.1. Cháo cà rốt nghiền

Nguyên liệu làm cháo cà rốt

  • 2 thìa cà rốt nghiền
  • 2 thìa cháo trắng

Cách nấu cháo cà rốt nghiền

Bước 1: Mẹ nấu cháo gạo theo tỉ lệ 1:10 tức là 1 gạo, 10 nước.

Bước 2: Cà rốt rửa sạch, cắt khúc và đem hấp chín mềm rồi nghiền hoặc rây nhỏ. Sau khi cháo đã nhuyễn cho ra nồi quấy cùng với cà rốt (chỉ nên quấy đúng với lượng cháo cho bé ăn).

1.2. Súp sữa bí đỏ

Nguyên liệu làm súp sữa bí đỏ

  • 20g Bí đỏ
  • 60 ml Sữa mẹ/ sữa công thức

Các bước nấu súp sữa bí đỏ

Bước 1: Bí đỏ gọt vỏ sạch sẽ và đem hấp chín mềm. Sau đó, mẹ mang nghiền nhuyễn hoặc rây cho nhỏ mịn.

Sơ chế bí đỏ
Sơ chế bí đỏ và đem hấp

Bước 2: Nếu các mẹ dùng sữa công thức thì pha theo đúng tỉ lệ quy định rồi trộn với bí đỏ nghiền. Đối với sữa mẹ thì bạn đun nhỏ lửa cùng bí đỏ đến khi sôi là được.

Món súp bí đỏ thơm ngon
Món súp sữa bí đỏ thơm ngon 

2. Thực đơn ăn dặm cho bé từ 8-9 tháng tuổi

Giai đoạn 8 – 9 tháng, mỗi ngày trẻ cần được bổ sung tối thiểu 500ml sữa cùng với đó là 3 bữa bột hoặc cháo. Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé ở giai đoạn này là phải cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm bao gồm lipid, glucid, protein, vitamin và khoáng chất.

Chúng tôi gợi ý một số cách chế biến các món ăn dặm cho bé 8  – 9 tháng:

2.1. Cháo cá hồi + bí đỏ

Chuẩn bị làm cháo cá hồi bí đỏ

Các bước làm cháo cá hồi bí đỏ

Bước 1: Cá hồi rửa thật sạch với nước và hấp cách thủy với ít lát gừng nhằm  khử mùi tanh của cá. Khi cá chín bạn đem ra gỡ bỏ xương, băm thật nhuyễn.

Bước 2: Hành cho lên chảo phi thật thơm. Bí đỏ gọt vỏ, hấp chín và dùng thìa nghiền nhuyễn.

Bước 3: Cháo nấu nhừ thì các mẹ cho cá hồi và bí đỏ vào. Nấu đến khi nồi cháo sôi thì cho hành lá thái nhuyễn và tắt bếp.

Bước 4: Múc cháo ra bát và cho 1 chút dầu ăn. Cho con ăn ngay lúc cháo còn ấm.

2.2. Cháo gan gà + khoai lang

Chuẩn bị:

  • 30g Gan gà
  • 20g Khoai lang
  • 20g Gạo tẻ
  • 5g Dầu ăn

Cách làm:

Bước 1: Gan gà làm sạch và rửa lại nước. Sau đó băm thật nhuyễn, cho lên chảo  phi với hành khô rồi múc ra bát.

Bước 2: Gọt khoai lang và đem hấp chín. Khi khoai chín mẹ lấy thìa nghiền nhuyễn.

Bước 3: Gạo nấu cháo nhừ thì cho hỗn hợp gan gà và khoai lang. Khuấy đều tay, đợi cháo sôi múc ra bát cho 1 chút dầu ăn.

2.3. Cháo tôm + cải bó xôi

Chuẩn bị:

  • 20g Gạo
  • 30g Tôm thịt
  • 30g Cải bó xôi
  • Dầu ăn: 5g

Cách chế biến

Bước 1: Tôm thịt đem giã đông và băm nhuyễn xào qua với hành khô băm nhỏ.

Bước 2: Cải bó xôi nhặt, rửa sạch và cắt nhuyễn.

Bước 3: Gạo ninh nhừ thì bạn cho tôm và cải bó xôi vào nấu sôi lại tắt bếp. Múc cháo ra bát tô cho dầu ăn vào.

3. Thực đơn ăn dặm cho bé từ 10-12 tháng tuổi

Giai đoạn bé được 10 đến 12 tháng tuổi cũng khá cứng cáp, trẻ nhà bạn có thể đã biết ngồi, biết bò. Vì thế, thực đơn dành cho bé là phải bổ sung nhiều năng lượng, đáp ứng đòi hỏi về sự phát triển toàn diện cho trẻ trong giai đoạn này.

4 nhóm chất cần có trong một bữa ăn của trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi như chất bột đường (tinh bột), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua,…), vitamin và chất khoáng (rau củ, trái cây).

3.1. Cháo thịt nạc nấu với đậu hà lan

Nguyên liệu:

  • 30gr Thịt lợn nạc
  • 30gr đậu Hà Lan
  • 30g gạo tẻ
  • Dầu ăn

Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Đậu hà lan mẹ hãy rửa sạch và cho vào nồi đun đến khi chín mềm. Sau đó lấy ra đem nghiền nhuyễn, nhỏ cho bé vừa ăn.

Nghiền nhuyễn đậu hà lan
Mẹ nghiền nhuyễn đậu Hà Lan

Bước 2: Thịt lợn trần qua và băm nhỏ. Lấy nước đậu nấu cháo với gạo tẻ.

Bước 3: Khi cháo chín cho hỗn hợp thịt và đậu hà lan vào nồi. Nấu chín và Khuấy đều cho đến khi cháo và đậu đều chín, cháo có độ sệt vừa phải là được. Trước khi tắt bếp cho một chút dầu ăn vào, khuấy đều là xong. 

Cháo đậu hà lan
Món cháo hấp dẫn, lạ miệng, bổ dưỡng cho bé yêu

3.2. Cháo thịt lợn nạc và rau ngót

Nguyên liệu:

  • Thịt lợn nạc: 30
  • Rau ngót: 30g
  • Gạo 80g
  • Dầu ăn: 1 thìa cà phê
  • Hành lá
  • Các gia vị như muối, mắm,…

Cách chế biến:

Bước 1: Vo gạo sạch cho vào nồi nấu cháo. Hành lá rửa sạch, băm nhỏ.

Bước 2: Thịt lợn mua về đem rửa sạch, băm nhuyễn hoặc xay nhuyễn. Sau đó ướp thịt với một chút nước mắm khoảng 10 phút

Bước 3: Rau ngót tước và rửa sạch, băm nhỏ. Tiếp đến xào qua thịt với rau.

Bước 4: Cho hỗn hợp nguyên liệu vào nồi cháo đã nấu. Khuấy đều và đổ ra bát cho dầu ăn.

Với việc xây dựng thực đơn dành cho bé ăn cả tuần trên đây chắc chắn sẽ giúp ích cho các mẹ. Chúc các bạn thành công và các bé ăn ngon miệng.

Đọc thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1