14 Cách Khắc Phục Chứng Buồn Nôn Khi Mang Thai

Chứng buồn Nôn Khi Mang Thai Và Cách Khắc Phục

Nếu bạn đang đọc bài viết này thì bạn chắc bạn đang gặp phải chứng buồn nôn trong quá trình thai nghén bé cưng hoặc bạn là những một ông chồng tâm lý, thương vợ và muốn lên tìm hiểu? Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn 14 cách khắc phục triệu chứng buồn nôn khi mang thai một cách hiệu quả.

Chứng buồn nôn khi mang thai và cách khắc phục

Bạn có biết, trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, cứ 10 phụ nữ thì có khoảng 9 người bị buồn nôn là hiện tượng của ốm nghén. Ốm nghén thường kéo dài ở trong suốt giai đoạn đầu của thai kỳ (thông thường khéo dài 3 tháng đầu), nhưng trong một số ít trường hợp, hiện tượng ốm của bà bầu có thể nghén kéo dài đến 10 tháng (có nghĩa là chỉ hết nghén sau chuyển dạ một tháng).

Các biểu hiện của mẹ bầu cho thấy đang trong quá trình ốm nghén thường là dễ buồn nôn và nôn ói, nhạy cảm hơn với mùi vị thức ăn, hơn nữa còn khó chịu hoặc nóng ở thượng vị, ăn uống không ngon miệng, mệt mỏi… – Tình trạng không gây hậu quả gì cho thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên có thể có một số ngày mẹ bị nghén rất nặng, nôn rất nhiều và liên tục đến mức không ăn uống được gì vào cơ thể, dẫn đến việc mất nước và cần phải nhập viện để truyền dịch, cho tới khi người mẹ có thể ăn được từng ít một.

Nhiều mẹ bầu còn bị sụt cân nếu giai đoạn ốm nghén nặng kéo dài không chỉ ảnh hướng đến sức khỏe của mẹ mà còn làm người mẹ rất khó chịu. Các mẹ có thể tham khảo nhiều cách để khắc phục hoặc làm giảm đi triệu chứng buồn nôn cho mẹ trong những tháng đầu của thai kỳ để mẹ và bé đều khỏe, tâm lý ổn định, sẵn sàng đón bé yêu.

1. Thay đổi cách bạn ăn uống

Thay đổi cách bạn ăn uống
Thay đổi cách bạn ăn uống

Điều đầu tiên phải nghĩ ngay đến là việc thay đổi cách ăn uống cho mẹ bầu. Việc ăn uống trong những tháng đầu của quá trình thai nghén không đúng cách không những không làm các mẹ bầu đỡ buồn nôn do thái nghén hơn mà còn làm gia tăng triệu chứng buồn nôn, khó chịu cho các mẹ.

Lời khuyên hữu ích cho mẹ bầu là:

  • Chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
  • Chia nhỏ các khẩu phần ăn uống.

Bữa ăn được chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày là một lời khuyên cực kỳ hợp lý. Các mẹ bầu sẽ không tập chung vào ba bữa ăn đầy đủ (ăn sáng, trưa và ăn tối). Mà hãy chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5 bữa ăn trong ngày: Sáng và giữa buổi sáng, Trưa và giữa buổi chiều, cuối cùng là bữa tối.

Nếu đã chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa ăn vặt trong ngày mà tình trạng buồn nôn và chán ăn vẫn không thuyên giảm thì bạn có thể thực hiện “chia nhỏ các khẩu phần ăn uống”.

Chia nhỏ các khẩu phần ăn uống: Là bạn sẽ nhấm nháp bánh mì nướng, ăn chuối, nhai một ít hạnh nhân hoặc hạt bí ngô để dạ dày không trống rỗng và cảm giác buồn nôn giảm bớt thay vì ăn nhiều vào từng bữa ăn.

>>> Đọc thêm: Chia sẻ chế độ ăn uống sau sinh của các mẹ

2. Chọn đồ ăn nhẹ phù hợp nhất

Chọn đồ ăn nhẹ phù hợp nhất
Chọn đồ ăn nhẹ phù hợp nhất

Trong quá trình thai nghén các mẹ bầu rất thích ăn vặt và ăn các món ăn nhẹ. Tùy nhiên các món ăn nhẹ không phù hợp cũng góp phần làm cho hiện tượng buồn nôn của các mẹ bầu trở nên trầm trọng hơn. Các mẹ bầu nên ưu tiên các sản phẩm làm từ carbohydrate (như bánh mì, bánh quy giòn, bánh cóng) và các món ăn ít chất béo. Nhiều mẹ bầu lại ốm nghén và thích hương vị hơi mặn hơn là vị ngọt.

Trong những tuần đầu tiên, các mẹ dùng lượng muối vừa phải vẫn được mức cho phép, và trong lượng muối đưa vào chế độ ăn thì nên giảm từ tuần thứ 20 của thai kỳ để tốt cho cả mẹ và bé.

>>> Xem thêm: Lợi ích của khoai môn đối với bà bầu

3. Tránh thức ăn béo và nhiều gia vị

Dinh dưỡng của thai nhi đều phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ. Do đó, người mẹ bầu có chế độ ăn uống khoa học, cân bằng và đầy đủ thì sẽ giúp bé yêu không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và chậm phát triển cả thể chất lẫn tinh thần khi bé lớn lên. Tuy nhiên, khi các mẹ bầu ăn quá nhiều chất so với nhu cầu khuyến nghị nhất là các thức ăn béo và nhiều gia vị sẽ gây ra dư thừa năng lượng, dẫn tới tích tụ trong cơ thể.

Kết quả của việc ăn nhiều thức ăn béo sẽ làm cho mẹ bầu tăng cân, tích trữ nhiều chất béo. Đây có thể là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, các vấn đề về tim, đột quỵ hoặc trầm cảm và các triệu chứng buồn nôn trong 3 tháng đầu thai kỳ trở nên tồi tệ hơn.

4. Tránh thức ăn và mùi khiến bạn khó chịu

Dinh dưỡng trong quá trình mang thai là rất quan trọng cho sức khỏe cả bẹ bầy và em bé trong bụng. Nhưng khi bị nghén thì sẽ ảnh hưởng đến việc chăm sóc cũng như dinh dưỡng của bà bầu. Nhiều mẹ bầu ngửi thấy mùi thức ăn là đã thấy ớn, buồn nôn, “ăn mà như đánh vật”, rất khó chịu.

Tùy vào cơ địa và quá trình nghén của mỗi mẹ bầu. Mỗi mẹ lại có những món “không thể chịu được” khác nhau trong thời kỳ ốm nghén. Người thì sợ mùi cá, mùi dầu mỡ, có người còn sợ cả mùi cơm nóng. Và sau một thời gian lại có sự thay đổi khác về khẩu vị ăn uống…

Cách khắc phục ở đây là khi đã nghén, các mẹ bầu sợ mùi gì thì nên tránh thức ăn đó, tuyệt đối không cố ăn và cũng đừng cố ép ăn sẽ càng khiến các mẹ bầu sợ hãi. Có thể thay thế loại thức ăn có mùi đang gây nghén đó sang một loại thức ăn khác mà vẫn đảm bảo được dinh dưỡng. Ví như mùi cơm nóng nhiều bà bầu ngửi thấy là nôn thì hãy để cơm thật nguội ăn sẽ dễ dàng hơn. Còn nếu sợ cơm thì có thể thay thế bằng bánh mì, bún hay miến, ngô, khoai… Còn nếu các mẹ bầu nghén dầu mỡ thì đừng làm món chiên rán mà hãy luộc như thịt nạc, hải sản, cá…

5. Ăn gì đó ngay khi ngủ dậy

Nếu cảm giác buồn nôn đặc biệt khó chịu vào buổi sáng, hãy thử ăn một ít bánh quy giòn, một ít bánh mì khô hoặc một ít trái cây khô ngay trên giường, ngay cả trước khi bạn thức dậy. Điều này sẽ làm tăng lượng đường trong máu của bạn, có thể làm giảm cảm giác buồn nôn.

6. Uống nhiều nước, từng ngụm nhỏ

Uống nhiều nước, từng ngụm nhỏ
Uống nhiều nước, từng ngụm nhỏ

Trong quá trình mang thai các mẹ bầu được khuyến cáo là không nên uống các loại nước ngọt, các đồ uống có chất kích thích, bia rượu,… uống nhiều hơn với nước lọc. Bạn có biết các mẹ bầu uống đủ nước không chỉ giúp các hoạt động bên trong cơ thể diễn ra thuận lợi mà còn có tác dụng giảm triệu chứng ốm nghén, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu…

Uống nhiều hơn với nước lọc tốt nhưng uống nước như thế nào là hợp lý để tốt cho sức khỏe của mẹ và bé hơn nữa còn giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn? Các mẹ bầu nên uống từng ngụm một, uống chậm để nước được hấp thụ vào cơ thể. Tránh uống nhiều 1 lúc chỉ làm các mẹ buồn đi vệ sinh thôi chứ nước chưa kịp hấp thụ vào cơ thể. Nên uống từng ngụm nhỏ trong tư thế ngồi là tốt nhất.

7. Cố gắng không kết hợp chất rắn và chất lỏng trong bữa ăn

Cố gắng không kết hợp chất rắn và chất lỏng trong bữa ăn hay nói cách khác là không nên uống quá nhiều trong khi đang ăn. Việc uống nhiều nước trong khi ăn hoặc chan canh trong khi ăn được khuyến cáo không tốt cho sức khỏe bởi khi ăn cơm dù bạn uống bất kỳ loại nước nào cũng đều làm cho quy trình tiêu hóa bị ảnh hưởng vì nó làm tăng kích thích của dạ dày. Khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa chậm lại.

Kể cả việc ăn cơm chan canh cũng khiến cho thức ăn được nuốt nhanh hơn sẽ không được hấp thụ nước bọt đã tiêu hóa xuống dạ dày từ đó làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa làm cho hiện tượng ốm nghén, buồn nôn trở nên nặng hơn.

8. Hãy thử một ly trà gừng

Hãy thử một ly trà gừng
Hãy thử một ly trà gừng

Các mẹ bầu nào đã thử tìm hiểu lợi ích của việc uống trà gừng khi mang thai. Nhất là với các mẹ bầu đang có dấu hiệu ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ. Rễ gừng hay còn gọi là củ gừng chứa rất nhiều hợp chất thực vật có thể giúp giảm bớt một số khó chịu khi mang thai điển hình là hiện tượng buồn nôn.

Trong củ gửi có hai loại hợp chất trong gừng có gồm: Gingerols và shogaols tác động lên các thụ thể trong hệ thống tiêu hóa và tăng tốc độ làm rỗng dạ dày, do đó có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn một cách hiệu quả. Gingerol được tìm thấy lượng lớn trong gừng tươi, trong khi shogaols có nhiều hơn trong gừng khô. Điều này có nghĩa là trà gừng có tác dụng chống buồn nôn và phù hợp để điều trị buồn nôn và nôn trong quá trình thai kỳ.

Trà gừng sẽ hợp với cơ địa của từng người, nếu uống trà gừng nhưng mẹ bầu cảm thấy triệu chứng Ợ nóng, đầy bụng và ợ hơi… thì các mẹ nên cắt giảm lượng uống. Tuy nhiên trà gừng không nên uống khi gần tới ngày có dấu hiệu chuyển dạ.

9. Uống trà thảo mộc hoa cúc

Uống trà thảo mộc hoa cúc
Uống trà thảo mộc hoa cúc

Chắc chắn bạn đã từng nghe uống trà hoa cúc sẽ giúp ngủ ngon, làm sáng da và hạn chế phản ứng viêm mãn tính. Và với các mẹ bầu uống trà hoa cúc sẽ giúp giảm bớt các vấn đề tiêu hóa như: táo bón, đầy hơi. Hương thơm của nó cũng giúp làm dịu buồn nôn và ốm nghén.

Truy nhiên các mẹ bầu nên tiêu thụ một cốc một ngày. Nếu mẹ bầu nào muốn uống nhiều lần trong một ngày thì hãy chia một tách trà đó thành nhiều phần và uống trong ngày, hoặc pha loãng trà. Trà hoa cúc có thể an toàn trong thai kỳ nếu không lạm dụng và dùng có chừng mực.

10. Cố gắng nghỉ ngơi

Cố gắng nghỉ ngơi
Cố gắng nghỉ ngơi

Nếu bạn cảm thấy ốm, mệt mỏi có thể làm trầm trọng thêm sự khó chịu. Nếu bạn cần giúp đỡ xung quanh nhà, đừng ngần ngại hỏi. Hãy cố gắng thư giãn và giữ có cơ thể thoải mái nhất sẽ làm cho bạn giảm triệu chứng buồn nôn trong thai kỳ. Hãy thư thái với vài bản nhạc moza bạn sẽ thấy tinh thần thoải mái hơn rất nhiều.

11. Cố gắng đánh lạc hướng bản thân

Đôi khi, suy nghĩ quá nhiều về cảm giác buồn nôn khiến bạn cảm thấy buồn nôn hơn. Cố gắng đánh lạc hướng bản thân bằng một cuốn sách, một bộ phim hay, đi dạo, trò chuyện với bạn bè sẽ làm bạn dễ chịu và quên đi cảm giác buồn nôn trong quá trình thai nghén.

12. Hãy thử Vitamin B6

Nếu bạn gặp phải tình trạng nôn kéo dài trong thai kỳ hãy thử vitamin B6 xem có hợp với mình không? Trong Vitamin B6 có chứa các vitamin tổng hợp được sử dụng trong thai kỳ, nhưng phải được sự đồng ý của bác sỹ thăm khám và đang theo dõi quá trình mang thai của bạn.

13. Thử châm cứu hoặc đeo vòng tay chống buồn nôn

Kết quả của một vài nghiên cứu hiện có không có gì nổi bật, nhưng một số bà mẹ bầu có thể giảm chứng buồn nôn từ vòng đeo tay chống buồn nôn trong thai kỳ . Còn đối với phương pháp châm cứu, hiển nhiên bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa phụ sản.

14. Nếu tình trạng khó chịu trở nên dữ dội, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn

Nếu tình trạng khó chịu trở nên dữ dội, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn
Nếu tình trạng khó chịu trở nên dữ dội, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn

Nếu thử dụng những cách đơn giản trong thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống không làm bạn dễ chịu hơn trong thời kỳ ốm nghén của thai kỳ và cảm giác buồn nôn còn kéo dài dẫn đến mệt mỏi, mất ăn thì các mẹ bầu hãy tới ngay phòng khám, bệnh viện đều được các bác sỹ thăm khác và tư vấn cũng như đưa ra phác đồ ăn uống tốt cho mẹ và bé.

Chúc bạn thành công!

Xem thêm: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1