Mẹo nhỏ giúp bảo quản sữa mẹ lâu hơn

Vệ sinh dụng cụ trước khi vắt sữa

Dự trữ và bảo quản sữa mẹ là cách nhiều phụ nữ áp dụng sau sinh để chủ động và tiết kiệm thời gian cho con bú. Vậy bạn đã biết bảo quản sữa mẹ đúng cách? Thời gian bảo quản sữa mẹ trong bao lâu? Hãy cùng Đôi Đũa Vàng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Lưu ý khi bảo quản sữa mẹ

Trước khi tiến hành các phương pháp bảo quản sữa mẹ thì cần phải bỏ túi cho mình một số lưu ý sau để tránh lãng phí và bảo quản sữa một cách tốt hơn.

1.1 Trước khi vắt sữa mẹ

Để bảo quản nguồn sữa mẹ luôn được vô trùng và duy trì được hàm lượng dinh dưỡng cao thì yếu tố vệ sinh trước khi vắt sữa cũng rất quan trọng. Chính bởi vậy nên người mẹ cần lưu ý những điều sau trước khi vắt sữa:

  • Vệ sinh bàn tay sạch với xà phòng hoặc nước sát khuẩn để đảm bảo không xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn nguồn sữa khi vắt.
  • Khi vắt sữa mẹ có thể vắt bằng tay hoặc máy vắt sữa.
  • Nếu sử dụng máy vắt sữa thì cần thường xuyên vệ sinh các dụng cụ sau khi sử dụng, để khô và không sử dụng khi thấy có dấu hiệu mốc hoặc han gỉ.

1.2 Sau khi vắt sữa mẹ

Bảo quản sữa sau khi vắt

Sau khi tiến hành vắt sữa xong cần phải tìm dụng cụ chứa sữa, có thể lựa chọn bình sữa hoặc túi sữa để bảo quản.

  • Túi nhựa dùng để chứa sữa phải là loại túi chuyên dụng, bình chứa sữa cần có nắp đậy cẩn thận và nên lựa chọn loại bình thủy tinh hoặc bình nhựa cứng.
  • Tránh sử dụng các loại đồ nhựa dùng một lần vì rất có hại cho sức khỏe của bé.
  • Khi phân chia sữa ra các túi hoặc bình chuyên dụng nên sử dụng khoảng 60-120 ml/ 1 túi hoặc bình để phù hợp với cữ bú của bé và không gây lãng phí.
  • Ngoài ra, sau khi vắt sữa xong cần bảo quản sữa ngay hoặc để sữa ở nơi khô ráo, không tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời để tránh tình trạng sữa bị hỏng nếu để trong thời gian dài.

2. Các phương pháp bảo quản sữa mẹ an toàn và khoa học 

2.1 Bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh

Bảo quản sữa mẹ trong ngăn tủ mát

Bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thấp được cho là cách bảo quản khoa học và có thể duy trì thời gian sử dụng sữa lên tới tói đa 4 ngày đối với sữa sau khi vắt. Ngoài ra, phương pháp bảo quản sữa trong ngăn mắt tủ lạnh còn giúp tiết kiệm thời gian, dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao trong việc lưu trữ nguồn sữa mẹ.

Để bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Sữa sau khi vắt ra túi hoặc lọ nhựa cần được ghi ngày tháng rõ ràng để theo dõi thời gian bảo quản.
  • Sau khi vắt sữa cần để sữa vào ngăn mát tủ lạnh, tránh để sữa ở nơi có nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Nếu để sữa ở ngoài cần lưu ý về nhiệt độ phòng. Trung bình sữa sẽ lưu trữ được trong khoảng 6 giờ khi nhiệt độ phòng năm trong khoảng 26 độ.
  • Sữa sau khi để trong ngăn mát tủ lạnh có thể bảo quản tối đa là 4 ngày nhưng không nên để tới ngày cuối cùng mới sử dụng. Khi vắt sữa cần tính toán thời gian cho con bú hợp lý để tránh tình trạng sữa bị hỏng nếu để quá lâu và lãng phí nguồn sữa mẹ.

2.2 Bảo quản sữa mẹ bằng ngăn đá tủ lạnh

Bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá tủ lạnh

Trường hợp cần dự trữ sữa trong khoảng thời gian dài thì bảo quản sữa trong ngăn đá tủ lạnh sẽ kéo dài thời gian sử dụng của sữa mẹ. Khi bảo quản sữa bằng tủ lạnh thường, phương pháp này có thể kéo dài thời gian sử dụng của sữa mẹ lên tới 3 tháng. Ngoài ra, với loại tủ lạnh chuyên dụng có nhiệt độ thấp < -18 độ thì có thể duy trì thời gian sử dụng sữa lên tới 6 tháng.

Phương pháp trữ đông sữa mẹ được các chuyên gia đánh giá là phương pháp hiệu quả để kéo dài thời gian bảo quản và có thể tránh được nhiều loại vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, khi trữ đông sữa mẹ thì cần phải lưu ý những điều sau: 

  • Không nên cho quá nhiều sữa vào trong một bình/ túi.
  • Chia lượng sữa thành những bình/ túi nhỏ phù hợp với cữ bú của bé.
  • Không nên để sữa trong tủ quá lâu, sử dụng sữa càng sớm càng tốt.

2.3 Bảo quản sữa mẹ bằng đá khô

Bảo quản sữa mẹ bằng đá khô

Trường hợp gia đình không thể bảo quản sữa trong tủ lạnh thì bảo quản sữa mẹ bằng đá khô cũng được coi là một trong những phương pháp an toàn và tiện dụng. Với phương pháp này ta cần chuẩn bị thùng đựng cách nhiệt và đá khô. Thùng đựng cách nhiệt sẽ giúp ngăn cách nhiệt độ môi trường và nhiệt độ bên trong giúp bảo quản sữa tốt hơn và hợp vệ sinh.

Tuy nhiên, cách bảo quản này cũng chỉ là cách bảo quản tạm thời khi xảy ra mất điện hoặc gia đình đi chơi xa và không thể kéo dài thời gian tốt như 2 cách trên. Trong trường hợp không thể dùng đá khô thì hoàn toàn có thể thay thế bằng đá thường để giảm nhiệt độ cho sữa.

3. Phương pháp rã đông sữa mẹ

Phương pháp giã đông sữa mẹ

Sau khi bảo quản sữa mẹ trong một thời gian nhất định thì nhiệt độ của sữa sẽ thấp và có thể ảnh hưởng tới cổ họng của bé sau sinh. Chính vì vậy, công việc rã đông sữa sẽ là một bước quan trọng giúp làm ấm sữa, đặc biệt là sau khi trữu đông.

3.1 Phương pháp rã đông sữa khi để trong ngăn mát

Phương pháp giã đông trong ngăn mát

Khi để sữa trong ngăn mát, nhiệt độ sẽ dao động trong khoảng từ 1 độ C -5 độ C nên sữa chưa thể đóng đá, thuận lợi cho việc khi rã đông sữa ở điều kiện này sẽ tốn ít thời gian và rất dễ thực hiện. Khi muốn rã đông sữa bạn cần cho phần túi sữa/bình sữa ngâm trong nước ấm có nhiệt độ khoảng 40 độ C cho tới khi thấy nhiệt độ của sữa phù hợp cho bé bú. 

Tuy nhiên, bạn không nên ngâm sữa trong ở nhiệt độ quá cao để đẩy nhanh quá trình rã đông vì khi gặp nhiệt độ cao thì sữa sẽ bị giảm đi một phần dinh dưỡng. Ngoài ra, sữa mẹ sau khi lấy ra khỏi ngăn mát sẽ không thể dùng lại được nên cần đặc biệt lưu ý về liều lượng sữa lấy ra để phù hợp với cữ bú của bé.

3.2 Phương pháp rã đông sữa khi để trong ngăn đá

Bảo quản sữa mẹ bằng ngăn đá sẽ giúp sữa đông đặc lại và kéo dài thời gian sử dụng. Tuy nhiên, việc rã đông sữa ở ngăn đá sẽ mất thời gian hơn so với việc rã đông sữa ở ngăn mát.

  • Để chuẩn bị rã đông sữa ở ngăn đá tủ lạnh cần phải để sữa xuống ngăn mát trước 1 ngày. Điều này sẽ giúp sữa từ từ tăng nhiệt độ mà không bị quá đột ngột và giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao trong sữa.
  • Sau khi thấy sữa đã chuyển sang dạng lỏng thì cần lắc đều sữa cho lớp váng bên trên hòa với phần sữa bên dưới. Sau đó mới bỏ sữa ra ngâm với nước ấm và thực hiện các thao tác như khi rã đông sữa ở ngăn mát tủ lạnh.
  • Khi thấy xuất hiện lớp váng mỏng bên trên thì đó chính là phần dinh dưỡng của sữa, cần lắc đều để sử dụng. Tuy nhiên, khi lớp váng có màu đục và kết thành các mảng thì cần bỏ đi vì đó là dấu hiệu cho thấy sữa đã hỏng và không thể sử dụng được. 
  • Trong trường hợp cần rã đông ngay thì có thể ngâm sữa vào chậu nước ấm để sữa từ từ tan. 
  • Sữa mẹ sau khi rã đông cần sử dụng ngay trong vòng 24 giờ, nếu vượt quá thời gian này sữa sẽ mất đi nhiều chất dinh dưỡng, dễ bị vi khuẩn xâm nhập và làm hỏng sữa.

3.3 Lưu ý khi rã đông sữa mẹ

  • Nên rã đông túi/bình có thời gian lưu trữ lâu nhất vì qua thời gian, hàm lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ sẽ không thể được như ban đầu. 
  • Không nên đun nóng hoặc sử dụng lò vi sóng để làm tan sữa. Việc tăng nhiệt độ quá cao sẽ khiến sữa bị biến chất, mất đi nguồn dinh dưỡng quý báu như các vitamin và các kháng thể. Ngoài ra, nếu không cẩn thận sẽ có thể làm bỏng bé khi cho bé bú. 
  • Không nên rã đông sữa trong nhiệt độ thường. Ở nhiệt độ thường, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và làm biến chất sữa trong khoảng thời gian ngắn, gây hại cho sức khỏe của bé.
  • Sau khi rã đông sữa mẹ thì không nên thực hiện việc rã đông thêm lần nữa.

4. Sữa mẹ bé bú không hết để được bao lâu?

Sữa mẹ bé bú không hết để được bao lâu

Khi trực tiếp cho bé bú sẽ tiết kiệm được thời gian bảo quản và điều chỉnh được liều lượng sữa phù hợp với cữ bú của bé. Tuy nhiên, đối với trường hợp sữa mẹ bé bú không hết thì cần phải áp dụng các phương pháp bảo quản để tránh tình trạng hỏng sữa.

Thời gian bảo quản sữa được tính như sau:

  • Khi để ở nhiệt độ thường ( trên 26 độ C): Sữa có thể sử dụng được trong vòng tối đa 4 tiếng kể từ sau khi vắt sữa.
  • Khi để ở ngăn mát tủ lạnh: Sữa có thể được bảo quản tối đa trong vòng 4 ngày.
  • Khi để ở ngăn đá tủ lạnh: Thời gian để trong ngăn đá có thể duy trì từ 3 đến 6 tháng. 

Khi dùng sữa đã rã đông mà bé bú không hết thì cần phải bỏ đi và không thể sử dụng lại. Chính bởi vậy nên khi thực hiện bước đóng gói và bảo quản, người mẹ cần lưu ý về thể tích sữa đóng trong mỗi túi/ bình để tránh trường hợp lãng phí sữa.

5. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con

Sữa mẹ được coi là nguồn dinh dưỡng duy nhất sau khi bé chào đời. Trong sữa mẹ chứa rất nhiều các dưỡng chất như đường, chất đạm, kháng thể, các vitamin, và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Chính bởi vậy nên tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để bé được phát triển khỏe mạnh.

Sữa mẹ có thể điều chỉnh và thay đổi hàm lượng dinh dưỡng tương ứng với thời gian phát triển của bé. Đối với những ngày đầu tiên, sữa mẹ được gọi là nguồn sữa non có tác dụng làm giảm cơn khát của bé. Tuy nhiên kể từ ngày thứ 5 trở đi, thành phần sữa mẹ sẽ có những biến đổi nhất định, sản sinh nhiều các khoáng chất, vitamin và các dưỡng chất thiết yếu để giúp bé phát triển toàn diện.

Sữa mẹ không chỉ giúp bé cung cấp các dưỡng chất cần thiết mà còn làm cho việc tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn, làm tăng sức đề kháng, giúp bé nhận thức tốt và hạn chế các nguy cơ bệnh tật. Ngoài ra, việc sử dụng sữa mẹ cũng giúp người mẹ giảm bớt sự căng cứng ở bầu ngực khi tích trữ sữa trong thời gian dài và đây cũng được coi là một trong những cách tiết kiệm chi phí mua sữa cho gia đình.

Vì những lý do trên mà hiện nay sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh và chưa có loại sữa nào trên thị trường có thể thay thế được nguồn sữa mẹ. Những giọt sữa đầu đời cũng chính là khởi đầu mới cho sự phát triển toàn diện cho các bé, nuôi nấng và bảo vệ cơ thể bé bỏng khỏi những tác nhân gây bệnh.

Tuy nhiên, không phải người mẹ nào cũng có đủ sữa cho con bú. Nhiều người mẹ sau sinh xuất hiện tình trạng thiếu sữa trầm trọng và phải sử dụng sữa ngoài. Điều này ảnh hưởng không ít tới sức khỏe và sự phát triển của bé ngay từ những ngày đầu tiên. Chính bởi vậy nên phương pháp bảo quản sữa mẹ đã ra đời để giúp nhiều trẻ sơ sinh có cơ hội được sử dụng nguồn sữa mẹ ngoài.

Phương pháp bảo quản sữa giúp lưu trữ và kéo dài thời gian sử dụng của sữa mẹ, rất thuận lợi cho việc vận chuyển và cung cấp tới những gia đình bị hiếm sữa. Sự sẻ chia này sẽ là một hành động cao đẹp, giúp các bà mẹ thiếu sữa sau sinh không bị khủng hoảng tâm lý và các bé sơ sinh cũng được tiếp cận nguồn sữa an toàn và chất lượng.

Cuối cùng, bảo quản sữa mẹ là cách giúp tiết kiệm thời gian và chủ động hơn trong công việc.Việc bảo quản sữa tuy rất đơn giản nhưng cũng có không ít các lưu ý mà người mẹ nào cũng phải bỏ túi để tránh tình trạng sữa bị giảm chất lượng. Vậy nên, khi sử dụng phương pháp bảo quản sữa mẹ thì người mẹ cần lưu ý về thời gian sử dụng và nên cho bé bú sữa mẹ trong thời gian càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp bé được tiếp cận nguồn dinh dưỡng cao nhất và không gây lãng phí sữa.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1