Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi – dinh dưỡng và đúng chuẩn khoa học

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi đang là từ khóa được rất nhiều bà mẹ tìm kiếm. Giai đoạn 7 tháng tuổi là khoảng thời gian mà bé rất cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Không chỉ thế, cung cấp đầy đủ dưỡng chất còn giúp bé không chỉ phát triển về mặt thể chất mà còn phát triển cả về trí tuệ. Đây cũng là lý do rất nhiều phụ huynh luôn tìm kiếm những thực đơn khoa học cho từng bữa ăn của bé. Hiểu được điều đó, công ty Đôi Đũa Vàng muốn mang đến những thông tin hữu ích về những bữa ăn cũng như một vài lưu ý cần thiết về các món ăn dặm cho bé.

Thành phần dinh dưỡng cần thiết cho trẻ 7 tháng tuổi

Như các bạn đã biết, thành phần dinh dưỡng là điều rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì thế, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng chính là giúp trẻ có được sự phát triển tốt nhất về trí tuệ lẫn thể chất. Những chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng mà các mẹ cần phải bổ sung thường xuyên và đầy đủ vào từng bữa ăn của bé là:

Chất sắt: nguyên liệu cần thiết để tạo nên các tế bào máu. Nguồn dinh dưỡng này có rất nhiều trong các loại thịt đỏ, các loại rau, ngũ cốc và các loại đậu. Ngoài ra, sắt còn tác động đến quá trình tạo ra các enzyme để hình thành nên hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ.

thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-tuoi-dinh-duong-va-dung-chuan-khoa-hoc-1

Kẽm: các bé ở những giai đoạn đầu thường sẽ có hệ miễn dịch rất kém và rất dễ bị nhiễm khuẩn. Vì thế, bổ sung đầy đủ chất kẽm chính là giúp các bé có được sức khỏe tốt tránh được những vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài.

Vitamin A, D, C: đây đều là những vitamin rất có lợi cho sự phát triển của bé. Trong đó, vitamin A giúp mắt trở nên sáng rõ, vitamin D giúp mang lại sự chắc khỏe và phát triển chiều cao cho bé, còn vitamin C lại mang đến sức đề kháng cao cho cơ thể. Các vitamin này rất dễ tìm thấy trong các nguồn thực phẩm như: các loại trái cây, rau củ, các loại cá, sữa chua hay sữa bò.

thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-tuoi-dinh-duong-va-dung-chuan-khoa-hoc-1

Omega 3: Trong quá trình hình thành và phát triển, các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bé bắt đầu hoạt động liên tục, nhất là bộ não. Thành phần omega – 3 là thành phần có vai trò quan trọng giúp phát triển bộ não. Do đó, những thực phẩm từ cá biển, cá da trơn, quả óc chó, hạt chia hay hạt lanh cần được các mẹ tập trung cho vào bữa ăn của bé.

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Khác với thực đơn 6 tháng tuổi, thực đơn của bé 7 tháng tuổi sẽ đa dạng và phong phú hơn. Ở thực đơn này, bé sẽ được làm quen với các món bột kết hợp cùng nhiều nguyên liệu khác nhau như thịt, cá hay các loại rau củ cần thiết cho sự phát triển của bé. Mỗi ngày bé sẽ có các thực đơn phù hợp cho từng khung giờ khác nhau:

Thứ hai và thứ tư

  • 6h: 150 – 200 ml sữa mẹ hoặc sữa theo công thức
  • 9h: bột thịt lợn gồm các nguyên liệu: 20g bột gạo, 20g thịt nạc vai, 5g dầu oliu và 2 thìa cà phê lá rau xanh xay nhuyễn.
  • 10h: ½ chuối tiêu
  • 11h: bú sữa mẹ
  • 14h: bột trứng gồm các nguyên liệu: 20g bột gạo, 1 lòng đỏ trứng gà, 5g dầu oliu và 2 thìa cà phê lá cải xanh.
  • 16h: nước cam
  • 18h: bột cua gồm: 20g bột gạo, 4-5 con cua đồng, 5g dầu oliu và 2 thìa cà phê lá cải xanh.

Thứ ba và thứ năm:

  • 6h: 150 – 200ml sữa mẹ hoặc sữa theo công thức
  • 9h: bột thịt gà gồm: 20g bột gạo, 20g thịt gà, 5g dầu oliu và 2 thìa cà phê lá rau xanh.
  • 10h: 50g đu đủ chín mềm
  • 11h: bú sữa mẹ
  • 14h: bột cua
  • 16h: nước cam
  • 18h: bột đậu xanh và bí đỏ gồm nguyên liệu: 10g bột đậu xanh, 20g bột gạo, 5g dầu oliu và 2 thìa cà phê bí đỏ xay nhuyễn

 Thứ sáu và chủ nhật:

  • 6h: bú sữa mẹ từ 150 – 200ml
  • 9h: bột thịt bò gồm nguyên liệu: 20g thịt bò, 20g bột gạo, 5g dầu oliu và 2 thìa cà phê lá cải xanh
  • 10h: ½ quả hồng xiêm
  • 11h: bú sữa mẹ
  • 14h: bột tôm gồm nguyên liệu: 10g thịt tôm, 20g bột gạo, 5g dầu mỡ và 2 thìa lá cải xanh.
  • 16h: nước cam
  • 18h: bột thịt gà

Thứ bảy:

  • 6h: 150 – 200ml sữa mẹ
  • 9h: bột trứng gồm nguyên liệu: 1 lòng đỏ trứng gà, 20g bột gạo, 5g dầu oliu và 2 thìa cà phê bông cải xanh
  • 10h: 100g xoài chín mềm
  • 11h: bú sữa mẹ
  • 14h: bột thịt lợn
  • 16h: nước cam
  • 18h: bột gan gồm nguyên liệu: 20g gan (gan gà hoặc gan lợn), 20g bột gạo, 5g dầu oliu và 2 thìa cà phê lá rau xanh.

Lưu ý: Nếu cảm thấy đói, bé có thể bú sữa mẹ từ sau 19h đến sáng ngày hôm sau. Còn nước cam, các mẹ có thể pha với tỉ lệ: 1 quả cam, 1 thìa cà và 50ml nước lọc. Ngoài ra, tất cả các món ăn đều phải được xay nhuyễn và lọc bằng rây giúp bé sẽ dễ hấp thụ món ăn hơn.

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng kiểu Nhật

Người Nhật thường rất coi trọng màu sắc và sự đẹp mắt trong từng món ăn. Do đó, những món ăn dặm theo kiểu Nhật thường rất đa dạng và đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tạo niềm vui, sự kích thích ăn uống cho mỗi đứa bé. Vì thế, những món ăn của họ luôn được thay đổi rất khoa học để bé có được sức khỏe và sự phát triển tốt nhất.

Cháo bí ngô phô mai

thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-tuoi-dinh-duong-va-dung-chuan-khoa-hoc-1

Nguyên liệu làm cháo bí ngô phô mai

  • Cháo trắng
  • 1 miếng bí ngòi
  • 1 viên phô mai

Cách làm cháo bí ngô phô mai

Bí ngô rửa sạch và đem hấp chín. Sau đó, các mẹ dùng nĩa nghiền mịn bí ngô.

Các mẹ bắt nồi cháo nấu theo tỉ lệ 1: 7 (tức là 10g gạo và 70ml nước lọc) và trộn chung với bí ngô trong vòng 3 phút. Cuối cùng, cho bí ngô vào khuấy đều cùng với phô mai là hoàn thành.

Cà rốt nghiền

Nguyên liệu làm cà rốt nghiền

  • cà rốt
  • cháo trắng đặc
  • nước dùng dashi loãng

Cách làm cà rốt nghiền

Mẹ luộc cà rốt chín mềm và đem nghiền nhuyễn. Sau đó, nấu cháo đặc (tùy độ đặc mà có thể chia lượng gạo hơn lượng nước đổ vào).

Kế đến, trộn chung hai nguyên liệu với nhau và thêm một ít nước dashi giúp món ăn thêm loãng phù hợp cho bé.

Súp miso khoai tây

Nguyên liệu làm súp miso khoai tây

  • 4 lát khoai tây
  • 1 thìa cà phê tương miso
  • 60ml nước dùng

Cách làm súp miso khoai tây

Các mẹ cho 4 lát khoai tây vào nước dùng và đun chín mềm.

Sau đó, cho thêm tương miso vào khoai tây đun thêm 2 phút nữa. Kế đến, mang khoai ra nghiền nhuyễn cho bé ăn.

Súp khoai lang nghiền

thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-tuoi-dinh-duong-va-dung-chuan-khoa-hoc-4

Nguyên liệu: khoai lang Nhật và sữa không đường (hoặc sữa pha theo công thức)

Cách làm:

Khoai lang sau khi sơ chế thì cắt hạt lựu và hấp chín.

Sau đó, các mẹ cho sữa cùng với khoai lang vào trong nồi đun sôi cho đến khi thấy khoai lang đã mềm và nghiền nhuyễn là được.

Thịt gà sốt khoai tây

Nguyên liệu: 10g thịt gà, 15g khoai tây, 20g nước dashi (hoặc nước dùng gà)

Cách làm:

Thịt gà luộc chín với ít muối. Sau đó, xé nhỏ hoặc nghiền nhuyễn thịt gà.

Khoai tây rửa sạch và đem hấp chín. Kế đế, nghiền mịn khoai tây cùng với thịt gà và thêm nước dashi để hỗn hợp mịn, sệt là được.

Thạch lê tươi

Nguyên liệu: ¼ quả lê tươi, ¼ thìa cà phê gelatin (bột thạch), 1 thìa canh nước lạnh

Cách làm:

Lê gọt vỏ, bỏ hạt và cắt thành hạt lựu. Sau đó, mẹ đem đi hấp chín và nghiền nhỏ.

Kế đến, mẹ cho bột gelatin hòa tan với lê và cho vào lò vi sóng trong 30 giây để làm nóng.

Cuối cùng, cho hỗn hợp vào tủ lạnh để làm đông thạch.

thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-tuoi-dinh-duong-va-dung-chuan-khoa-5

Sữa chua trái cây

Nguyên liệu: 10g trái cây tùy thích, 2 thìa cà phê sữa chua

Cách làm:

Dâu tây và kiwi đem hấp chín rồi nghiền nhỏ.

Sau đó, đem trái cây trộn chung với sữa chua là hoàn thành.

Một số lưu ý khi cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm

Trẻ em trong những giai đoạn đầu thường rất nhạy cảm và cần có thời gian để thích ứng với những thứ mới lạ. Do đó, các bố mẹ khi cho bé ăn cũng cần cân nhắc một số lưu ý để tránh làm bé sợ hãi với những món ăn mới:

Không đút muỗng quá sâu: đây là hành động tuyệt đối lưu ý khi cho bé ăn. Vì bé sẽ có cảm giác nhợn, ói và tạo cảm giác sợ hãi cho bé mỗi khi ăn. Điều đó cũng sẽ dẫn đến hình thành tính lười ăn cho trẻ sau này. Bên cạnh đó, nếu như bé có thái độ quấy khóc hoặc chống cự không chịu ăn, các mẹ chỉ cần lùi lại từ 1-2 tuần sau và tập cho bé ăn lại với các món ăn mới.

Quan sát trẻ khi ăn: đây cũng là điều vô cùng hữu ích đối với các bố mẹ. Các bố mẹ sẽ biết được bé thích ăn những món nào và từ đó tăng lượng món ăn đó từ ít đến nhiều. Không chỉ thế, bố mẹ cũng sẽ biết được bé dị ứng với món ăn nào để có thể tránh và phát hiện kịp thời.

Tuân thủ nguyên tắc ăn: trẻ sẽ cần thời gian từ 3-5 ngày để có thể thích ứng và làm quen với các món ăn mới. Do đó, khi trẻ đã quen dần với một loại thức ăn, các mẹ hãy bắt đầu thay đổi món ăn mới. Nếu như trẻ ăn giỏi và tốt, các mẹ cũng có thể tăng dần độ đặc cho từng món ăn.

Không được nêm gia vị: thận của bé trong giai đoạn phát triển thường sẽ chưa hoạt động hoàn thiện. Do đó, việc thêm các loại gia vị sẽ dễ gây hại cho thận của bé. Ngoài ra, các mẹ cũng cần bổ sung thêm các loại nước ép hoặc trái cây nghiền để giúp bé có đầy đủ các vitamin. Đồng thời, các món ăn luôn được nấu chín và nghiền nhuyễn, luôn thay đổi khẩu phần ăn vừa mang lại sức khỏe vừa kích thích sự hứng thú của bé trong mỗi bữa ăn.

Dinh dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Hy vọng qua những thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi mà bài viết chia sẻ sẽ giúp các mẹ có được những món ăn phong phú, đa dạng và đầy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, công ty Đôi Đũa Vàng cũng là nơi chuyên cung cấp những thực phẩm tươi sống và thơm ngon, các mẹ có thể truy cập vào trang web của công ty để có được các món ăn chất lượng nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1