Những tác dụng của cà rốt đối với sức khỏe mà bạn cần phải biết

Củ cà rốt

Cà rốt là thực phẩm rất phổ biến trong đời sống con người, có giá trị dinh dưỡng cao mang lại nhiều lợi ích mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những công dụng mà cà rốt mang lại qua bài viết dưới đây.

1. Thành phần dinh dưỡng của cà rốt

Cà rốt là một loại rau củ, có vị ngọt, nhiều màu sắc. Tuy nhiên, chúng ta thường gặp là màu vàng cam, vàng, đỏ,…Thành phần dinh dưỡng của cà rốt gồm các chất như:

Củ cà rốt
Củ cà rốt

Carbohydrate

Lượng carbohydrate trong cà rốt bao gồm tinh bột và đường. Cà rốt là loại thực phẩm được xếp vào chỉ số đường huyết thấp, dao động từ 16-60. Trong đó, cà rốt sống có chỉ số đường huyết thấp nhất, sau đó là cà rốt chín, cao nhất là cà rốt xay nhuyễn.

Chất xơ

Pectin là chất xơ hòa tan chính trong cà rốt có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh, làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Chất xơ không hòa tan trong cà rốt làm giảm nguy cơ táo bón, giúp việc thúc đẩy thải phân đều đặn và khỏe mạnh.

Các vitamin và khoáng chất

Cà rốt chứa hàm lượng vitamin và khoáng dồi dào:

  • Vitamin A: thành phần beta caroten trong cà rốt chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể giúp làm sáng mắt, tăng trưởng, phát triển, thúc đẩy chức năng miễn dịch.
  • Biotin: chuyển hóa chất béo và protein.
  • Vitamin K1: đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và cải thiện sức khỏe của xương.
  • Kali: đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp.
  • Vitamin B6: tham gia quá trình chuyển đổi thức ăn thành năng lượng.

Các hợp chất thực vật khác

Cà rốt cũng chứa nhiều hợp chất thực vật quan trọng có tác dụng mang đến lợi ích không thể bỏ qua

  • Beta caroten: có thể chuyển đổi thành vitamin A
  • Alpha caroten: chất chống oxy hóa cũng được chuyển hóa thành 1 phần vitamin A
  • Lutein: chất chống oxy hóa, rất quan trọng đối với mắt.
  • Lycopene: chất chống oxy hóa, làm giảm bệnh ung thư và tim mạch
  • Polyacetylenes: chống lại tế bào ung thư và bệnh bạch cầu
  • Anthocyanin: chất chống oxy hóa mạnh

2. Cà rốt có tác dụng gì

Cà rốt mang đến những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời của cà rốt là nguồn cung cấp và hỗ trợ điều trị các loại bệnh nguy hiểm

Cà rốt có tác dụng gì

Giảm nguy cơ ung thư

Hàm lượng caroten trong cà rốt giúp ngăn ngừa một số loại ung thư. Khi ăn cà rốt thường xuyên, bạn có thể tạo nên một lá chắn chống lại các bệnh ung thư. Bạn có thể chế biến cà rốt thành các món ăn ngon, hấp dẫn.

Tăng cường thị lực

Cà rốt chứa nhiều vitamin A có thể bảo vệ mắt, phục hồi các tế bào thị giác trong võng mạc làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như mờ mắt, quáng gà. Ngoài ra, hàm lượng carotenoid trong cà rốt còn làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng về tuổi tác.

Công dụng làm đẹp da

Công dụng làm đẹp da của cà rốt thể hiện qua hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Khi ăn cà rốt, bạ có thể ngăn chặn sự hình thành nếp nhăn, các vết sạm trên da, da đẹp hơn, tươi trẻ. Ngoài ra, vitamin C và vitamin E trong cà rốt cải thiện tuần hoàn máu trong da đầu, thúc đẩy tóc phát triển nhanh, ngăn chặn lão hóa tóc.

Cà rốt giúp làn da của bạn trở nên đẹp hơn

Ổn định huyết áp

Cà rốt có chứa nhiều chất xơ và hợp chất có lợi cho huyết áp. Khi ăn cà rốt, bạn có thể kiểm soát huyết áp hiệu quả. Đồng thời, bạn có thể ép cà rốt để uống có thể giảm 5% huyết áp tâm thu. Bạn có thể chế biến cà rốt thành món ăn hoặc ăn sống tùy vào sở thích để bảo vệ sức khỏe.

Tốt cho người bệnh tiểu đường

Hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa trong cà rốt có thể giúp cải thiện quá trình chuyển hóa glucose khi bị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, hàm lượng beta caroten trong cà rốt làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và kiểm soát tốt chỉ số đường huyết.

Cà rốt là loại thực phẩm dồi dào mà bạn nên cung cấp mỗi ngày cho cơ thể. Thành phần dinh dưỡng của cà rốt vô cùng phong phú có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc các loại bệnh. Bạn có thể đến những địa chỉ uy tín để mua cà rốt tươi ngon, chất lượng để chế biến thành những món ăn hấp dẫn cho cả nhà.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1