Tùy mức độ truy tố, độ nặng nhẹ của tội sản xuất thực phẩm bẩn. Sẽ có quyết định phải ra tòa hành chính hay chỉ cần bị phạt tiền đều do luật quyết định. Và không ai có thể bào chữa vì thiếu hiểu biết hay vì nghèo mà vi phạm cả.
Theo chia sẻ của Luật sư Khanh, hiện đang công tác và làm việc tại Mỹ về quá trình tư pháp xử lý thực phẩm bẩn tại Mỹ.
Một trong những vụ nổi cộm, các thanh tra của sở giả dạng dân thường rồi đi mua hàng. Sau đó mang thực phẩm về để các chuyên gia phân tích. Họ phát hiện ra rằng một sản phẩm “Táo dại Mexico” có lượng thuốc trừ sâu vượt quá quy định. Họ sẽ truy ngay đâu là nơi sản xuất thực phẩm bẩn đó.
Mặc dù đã gần ngày Lễ Giáng Sinh. Nhưng Sở vẫn “đem quân” đi tịch thu toàn bộ mặt hàng đó. Chưa hết, Sở còn đến tận cơ sở sản xuất thực phẩm bẩn và tịch thu số hàng còn lại. Cụ thể, một kho lạnh lớn bằng mấy căn nhà chất táo Mexico bị tịch thu toàn bộ. Sở đã điều mấy chiếc xe tải đến để chở đi.
Tuy chủ cơ sở sản xuất thực phẩm bẩn khóc hết nước mắt, nhưng toàn bộ táo vẫn bị tiêu hủy. Chưa hết, người liên đới đưa ra đơn thuốc trừ sâu. Nghĩa là, người phun thuốc trừ sâu, nhân viên bảo vệ thực vật hay công ty chuyên chở thuốc đi phun..,. Đều bị khởi tố hành chính liên quan đến việc dùng thuốc trừ sâu sai quy định.
Lượng thuốc trừ sâu chỉ vượt ngưỡng một chút trên quả táo ấy, nhưng đã khiến bao người liên đới chịu trách nhiệm. Luật ở Mỹ đề ra như thế, vi phạm thì không thể thông cảm.
Độ nóng của sản xuất thực phẩm bẩn không nói ai cũng biết. Trong khi nhà nước ra luật, dư luận lên án, người dân phản đối. Thì các vòng đổ lỗi vẫn chạy đều đều. Mà dường như người Việt Nam ai cũng bàng quang với nó.
Những chủ cơ sở sản xuất thực phẩm bẩn thường là người dân chân lấm tay bùn. Họ dùng nhiều kháng sinh cho tôm, thuốc trừ sâu cho thực vật hay trộn chất tăng trưởng cho gia súc. Tưới cả dầu nhớt lên ruộng rau muống. Nhưng khi xã hội lên án thì lại đổ lỗi do “nghèo” do “thiếu hiểu biết”. Hay thương lái bắt chúng tôi làm thế, mới bán được hàng.
Còn người buôn bán, chế biến thực phẩm thì sao? Các quán trà đá, cà phê không đảm bảo vẫn mọc nhan nhản. Ngày xưa có hủ tiếu, phở mì ướp formol. Ngày nay có ruốc nhuộm màu, chuối ngâm hóa chất, cá ướp ure. Và hàng loạt thứ kinh dị khác người ta không biết.
Nhưng cơ quan chức năng lại chưa thể kiểm soát và xử lý các điểm bán đó. Các luận điểm đưa ra đều là xử phạt hành chính rồi sao lại khởi tố? Làm vậy thật quá đáng. Hay là sao không ai xử phạt quán cóc vỉa hè…?
Có lẽ cộng đồng luôn nghĩ rằng. Chủ quán cà phê này bị như thế vì dám cạnh tranh với cơ quan nhà nước. Chuyện này sai hay đúng, ít ai có thể biết chính xác. Điều chúng ta biết được chính là. Công an đi dẹp hàng rong nghĩa là lấy mất đường sống của dân nghèo. Nhưng để mặc họ buôn bán thì không dẹp được nạn lấn chiếm vỉa hè. Không kiểm soát được vệ sinh cũng như các điểm sản xuất thực phẩm bẩn.
Việc khởi tố các vi phạm liên quan đến sản xuất thực phẩm bẩn là điều không xa lạ ở Mỹ. Truy tố sai phạm tùy mức độ nặng nhẹ. Không ai có thể bao biện vì thiếu hiểu biết hay vì nghèo mà vi phạm . Bởi dù lý do là gì. Việc dùng chất độc hại trong thực phẩm đều gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.