Những thực phẩm nên và không nên ăn khi trẻ bị nhiệt miệng

Nên ăn gì khi trẻ bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng là căn bệnh phổ biến ở nhiều trẻ nhỏ. Ngoài việc uống thuốc, bạn cũng cần bổ sung các thực phẩm cần thiết cho trẻ để giảm các triệu chứng của bệnh. Vậy trẻ bị nhiệt miệng nên ăn thực phẩm gì và không nên ăn thực phẩm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng là tình trạng miệng hoặc nướu bị tổn thương. Triệu chứng của bệnh mà trẻ gặp phải: đau, viêm loét vùng niêm mạc, đôi khi bị sốt. Cơ thể khó chịu khiến trẻ luôn trong tình trạng mệt mỏi, không muốn ăn uống.

Nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng

Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng rất đa dạng như:

  • Do vệ sinh răng miệng: Một số bé khi vệ sinh răng miệng vô tình khiến cho bàn chải chà xát mạnh vào phần nướu gây xước khoang miệng tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm,…tấn công.
  • Thiếu dinh dưỡng: Nếu cơ thể thiếu một vài các chất dinh dưỡng như: vitamin B, C,…và các khoáng chất như: sắt, kẽm, axit folic sẽ khiến trẻ dễ bị nhiệt miệng.
  • Bệnh tay chân miệng hoặc các bệnh như: sâu răng, viêm lợi, nhiễm khuẩn khiến các vết loét tràn ra gây bệnh nhiệt miệng.

Trẻ em nên ăn gì khi bị nhiệt miệng?

Nhiệt miệng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đặc biệt là khi ăn uống. Những vết thương thường sẽ bị đau nhức khi ăn thức ăn. Điều này khiến các bé chán ăn, sợ hãi khi ăn. Vì vậy, việc lựa chọn các món ăn thanh nhiệt, giảm đau đóng vai trò quan trọng khi trẻ bị nhiệt miệng.

Củ cải

Đây là loại thực phẩm thanh nhiệt, có thể giúp giảm đau, rát và giúp vết thương chóng lành. Bạn có thể nấu canh củ cải hoặc làm nước ép củ cải cho trẻ. 

Rau má, rau diếp cá

Bạn có thể lựa chọn rau má, rau diếp cá để nấu canh cho trẻ giúp giảm những triệu chứng của nhiệt miệng. Đây là những thực phẩm có tính mát, thanh nhiệt, giải độc. 

Cà chua

Cà chua có chứa carotenoid và bioflavonoid có tính kháng viêm hiệu quả. Bạn có thể làm nước ép cà chua hoặc canh cà chua cho bé để giảm đau, viêm do bệnh nhiệt miệng. Ngoài ra, cà chua còn tăng tính đề kháng, cung cấp vitamin giúp sức khỏe ngày càng tốt hơn.

tác dụng của cà chua đối với sức khỏe

Rau ngót, rau mồng tơi

Bạn có thể nấu canh rau ngót, rau mồng tơi thường xuyên cho bé khi bé bị nhiệt miệng. Với tính chất thanh nhiệt, giảm đau và giải độc, món canh này không chỉ ngon miệng mà còn giúp vết thương không bị viêm loét. 

Các loại hạt

Các loại hạt như: đậu xanh, đậu đen, hạt sen được khuyên sử dụng khi bé bị nhiệt miệng. Bạn có thể nấu nước uống hoặc nấu chè ít ngọt để thanh nhiệt, giải độc và giảm đau cho các bé.

Nước cam, chanh

1 ly nước ép cam hoặc 1 ly nước chanh sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bé khi bị nhiệt miệng. Những thực phẩm này có chứa vitamin và khoáng chất giúp kháng viêm hiệu quả. Bạn có thể uống nước cam ít ngọt hoặc cho một ít mật ong thay đường sẽ khiến nước cam ngon hơn.

uống lượng nước cam vừa phải cho mỗi ngày

Nước

Uống nhiều nước mỗi ngày không chỉ giúp thanh lọc cơ thể mà còn giúp giải nhiệt khi bị nhiệt miệng. Nếu bé không thích uống nước thì bạn có thể chia nhiều lần uống với lượng nước vừa phải. Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể bé tốt hơn và hạn chế những cơn đau, sốt do vi khuẩn nhiệt miệng làm hại.

Nước lọc tinh khiết

Trẻ bị nhiệt miệng không nên ăn thực phẩm nào?

Bên cạnh những thực phẩm giúp giảm những tác hại của nhiệt miệng, bạn cũng nên tránh những thực phẩm gây nguy hại cho sức khỏe của bé trong giai đoạn này.

Thực phẩm cay nóng

Bạn nên lưu ý khi bé bị nhiệt miệng không nên chế biến các loại thực phẩm có chứa: ớt, tỏi, gừng, tiêu,…Điều này sẽ khiến bệnh nhiệt miệng nặng hơn vì những món ăn này sẽ làm giảm khả năng thải độc của gan khiến cơ thể nóng bức, khó chịu, viêm loét ngày càng lan rộng.

Thực phẩm cay nóng

Thực phẩm chiên xào nhiều chất béo

Thực phẩm chiên xào nhiều chất béo là “đồng minh” của bệnh nhiệt miệng. Nếu ăn những thực phẩm này sẽ khiến bệnh ngày càng phát triển, cơ thể dễ bị nóng, niêm mạc tại miệng, nướu hoặc lưỡi bị tổn thương. Đó là lý do tại sao bạn nên loại các thực phẩm này ra khỏi thực đơn khi chăm sóc bé bị nhiệt miệng.

Thực phẩm nhiều đường

Thực phẩm nhiều đường luôn được các bé ưa chuộng. Tuy nhiên, trong thời gian này, bạn nên hạn chế việc các bé tiếp xúc với thực phẩm nhiều đường. Nếu ăn nhiều thực phẩm này sẽ khiến răng dễ bị sâu tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây hại cho vết thương khi bé bị nhiệt miệng. 

Thực phẩm cứng

Các thực phẩm cứng sẽ tạo sự cọ xát nguy hiểm với vết thương khiến vết thương nghiêm trọng hơn. Khi bị nhiệt miệng, bé nên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nhai để tránh tình trạng ảnh hưởng đến vết loét khiến bệnh thêm nguy hiểm.

Nhiệt miệng gây nguy hại đến sức khỏe của bé, khiến các bé chán ăn, khó chịu. Mặc dù bệnh không được xếp vào loại nguy hiểm nhưng bạn vẫn nên chăm sóc bé theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ và ăn uống những thực phẩm giúp thanh nhiệt, giải độc trong quá trình điều trị bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1