Thiếu máu: Nguyên nhân, triệu chứng và top 10 thực phẩm bổ máu

Thiếu máu: Nguyên nhân, triệu chứng và top những thực phẩm bổ máu

Nếu bạn hay người thân đang gặp phải tình trạng thiếu máu thì bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn về những nguyên nhân dẫn tới việc cơ thể bị thiếu máu cũng như những tác hại của việc thiếu máu. Và hơn nữa sẽ gợi ý cho bạn top những thực phẩm bổ máu nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày giúp cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả.

Thiếu máu: Nguyên nhân, triệu chứng và top những thực phẩm bổ máu
Nguyên nhân, triệu chứng và top những thực phẩm bổ máu

Bạn có biết tại Việt Nam tình trạng thiếu máu là bệnh rất thường gặp ở phụ nữ và trẻ em. Ngay cả với những người bình thường, sinh hoạt bình thường nhưng cũng không biết mình bị thiếu máu chỉ phát hiện tình cờ qua lần đi kiểm tra sức khỏe với nhiều người thì có những biểu hiện rõ rệt hơn. Vậy thiếu máu là bệnh gì? nguyên nhân, tác hại của việc thiếu máu là gì.

1. Thiếu máu là tình trạng như thế nào?

Thiếu máu là tình trạng như thế nào
Thiếu máu là tình trạng như thế nào

Tình trạng thiếu máu là một trong những tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất – là tình trạng trong máu không đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy cùng các chất dinh dưỡng đến các mô của cơ thể, điều đó sẽ dẫn đến việc cơ thể cảm thấy mệt mỏi và yếu. Biểu hiện rõ rệt hơn khi gắng sức hoặc khi thực hiện các công việc diễn ra hàng ngày bạn thấy mệt mỏi, hay mất tập trung, buồn ngủ và đặc biệt là da xanh xao nhợt nhạt chứ không hồng hào khỏe mạnh.

Có nhiều dạng thiếu máu với mỗi dạng thiếu máu sẽ có những nguyên nhân riêng và những tình trạng thiếu máu có thể biểu hiện tạm thời hoặc dài lâu và từ nhẹ đến nặng nên nên bạn cần phải đến gặp bác sỹ nếu bạn có những dấu hiệu nghi ngờ của việc thiếu máu.

2. Nguyên nhân dẫn đến việc thiếu máu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thiếu máu phổ biến như:

  • Thiếu máu do viêm: Là khi bạn mắc các bệnh viêm cấp tính hay viêm mãn tính hoặc viêm khớp dạng thấp, bệnh thận, một số bệnh ung thư, HIV/AIDS… sẽ cản trở việc sản sinh tế bào hồng cầu trong máu.
  • Thiếu máu không tái tạo: là do bị nghiễm trùng, sử dụng một số loại thuốc hoặc các bệnh tự nhiễm khi tiếp xúc với hóa chất độc hại – Một trong những tình trạng thiếu máu nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng khi cơ thể nếu cơ thể không sản xuất ra đủ lượng hồng cầu.
  • Thiếu máu bất sản: Được gây ra do một loạt các bệnh như bệnh bạch cầu, bệnh tủy,… đều có thể gây ra việc thiếu máu khi ảnh hưởng trực tiếp đến việc cơ thể sản xuất máu trong tủy xương. Mặt khác tác động của các loại ung thư cùng các rối loạn gần giống như ung thư cũng đe dọa đến tính mạng.
  • Thiếu máu do thiếu sắt: Thiếu sắt là tình trạng thiếu máu phổ biến nhất do việc thiết chất sắt trong cơ thể. Sắt đóng vai trò tạo ra huyết sắc tố trong tủy xương vì thế nếu thiếu sắt thì cơ thể không đủ sản xuất huyết sắc tố cho tế bào hồng cầu. Biểu hiện của trình trạng thiếu sắt sảy ra nhiều ở phụ nữ mang thai, với những người chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, hay mất máu, ung thư, lở loét, viêm nhiễm,…
  • Thiếu hụt vitamin: Cơ thể cần có folate và Vitamin B12 để góp phần tạo ra đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh bên cạnh sắt. Vì thế nếu chế độ dinh dưỡng của bạn không đủ sẽ góp phần làm cơ thể giảm việc sản xuất hồng cầu trong máu. Những người bị thiếu máu ác tính là cơ thể tiêu thụ đủ lượng vitamin B12 cần thiết nhưng lại không thể hấp thụ để sản xuất hồng cầu.
  • Tan máu bẩm sinh: Là một bệnh lý huyết học di truyền về sự bất thường của một loại cấu trúc protein trong hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy là hemoglobin. Với người bị tan máu bẩm sinh thì các hồng cầu bị phá hủy quá mức sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu.
  • Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm: là bệnh di truyền hoặc nguy hiểm hơn là do thiếu máu tán huyết. Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm là do một dạng hemoglobin khiếm khuyết là cho các tế bào hồng cầu có hình dạng lưỡi liềm đột biết bất thường. Những tế bào máu này sẽ bị chết sớm, điều đó dẫn đến tình trạng thiếu hồng cầu mãn tính.

3. Yếu tố làm tăng nguy cơ thiếu máu

Bạn có biết cơ thế có nguy cơ thiếu máu là do những yếu tố sinh hoạt, tuổi tác, bệnh lý và di truyền đem lại. Một số các yếu tố quan trong bạn nên điểm qua:

  • Chế độ ăn uống là một yếu tố quan trọng quyết định đến việc làm tăng nguy cơ thiếu máu. Nếu thiếu Vitamin, khoảng chất đặc biệt là chế độ ăn thiếu vitamin B12 và Folate sẽ dẫn tới nguy cơ thiếu máu cao.
  • Rối loạn đường ruột là yếu tố quan trọng không kém. Đường ruột bị rối loạn sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng trong ruột non như với bệnh celiac và Crohn sẽ gây nên thiếu máu.
  • Kỳ kinh nguyệt: Với phụ nữ chưa mãn kinh có nguy cơ thiếu máu cao hơn phụ nữ sau mãn kinh và nam giới. Kinh nguyệt kéo dài dây mất máu và giảm lượng hồng cầu là nguy cơ dẫn tới thiếu máu.
  • Bệnh mãn tính: Bạn đừng chủ quan khi bản thân mắc các bệnh mãn tính như: Tiểu đường, ung thư, suy thận, vết thương loét… Những bệnh này sẽ làm thiếu hụt đi hồng cầu và là nguyên nhân dẫn tới việc cạn kệt sắt trong cơ thể, dẫn tới thiếu máu.
  • Di truyền gia đình: Yếu tố di truyền cũng là yếu tố quan trọng dẫn tới việc bạn bị thiếu máu. Nếu thành viên trong gia đình bạn, bố mẹ,.. bị thiếu máu hồng cầu hình liềm thì bạn và đơn sau cũng có nguy cơ bị mắc bệnh thiếu máu vì hồng cầu lưỡi liềm thường chết sớm dẫn tới thiếu hụt hồng cầu.
  • Vấn đề tuổi tác: Là nguyên nhân cũng đáng chú ý trong các yếu tố gây nên thiếu máu. Với những người có độ tuổi trên 65+ thì thường có nguy cơ thiếu máu cao.

4. Triệu chứng của bệnh thiếu máu

Triệu chứng của bệnh thiếu máu
Triệu chứng của bệnh thiếu máu

Bệnh thiếu máu sẽ có những triệu chứng từ nhẹ đến nặng làm bạn sẽ hiểu nhầm hoặc chủ quan. Ngoài các dấu hiệu thông thường như: Cơ thể mệt mỏi vì thiếu hụt năng lượng, yếu đi, huyết áp thấp, nhịp tim đập nhanh và mạnh, đau bụng kinh dữ đội, đau chủ yếu ở trên trán và chảy máu nhiều. Thì người bị bệnh thiếu máu còn có những triệu chứng như: Bị mất ngủ, chán ăn, khó thở khi hoạt động mạnh, lâu dài sẽ dẫn tới đau bụng và đặc biệt giảm chức năng của hệ miễn dịch.

Một số triệu chứng phổ biến của người bị thiếu máu:

  • Như thay đổi tóc, móng tay lưỡi do thiếu sắt gây nên: Lưỡi có màu đó, sáng bóng và đau, tóc dễ gẫy hơn và trở nên giòn hơn, móng tay mỏng và giòn, có những màu trắng xuất hiện trong móng.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Đau đầu trước trán
  • Da vàng.
  • Nhịp tim đập nhanh hoặc không đều.
  • Đau vùng ngực.
  • Tay lạnh.
  • Hay chóng mặt.
  • Hay bị chuột rút.
  • Bị mất ngủ.

5. Biến chứng từ nguyên nhân thiếu máu

Nếu bạn có những biểu hiện của người bị thiếu máu nếu không để ý và được điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến nhưng biến chứng không mong muốn như: Mệt mỏi kéo dài, biến chứng trong thai kỳ, vấn đề về tim nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.

6. Top 10 thực phẩm bổ máu

Top những thực phẩm bổ máu
Top 10 thực phẩm bổ máu

Khi được các bác sỹ chuẩn đoán bị thiếu máu thì bạn nên điều trị sớm. Ngoài việc bổ sung sắt bằng việc uống thêm viên thuốc bổ sung sắt và ăn uống những thực phẩm bổ máu. Dưới đây là top những thực phẩm bổ máu bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày để có thể cải thiện, hộ trợ điều trị giảm nguy cơ thiếu máu.

6.1. Cải bỏ xôi

Cải bỏ xôi
Cải bỏ xôi

Cải bó xôi chứa nhiều các Vitamin B9, A, E, C cùng chất sơ và Beta carotene. Đặc biệt hơn trong cải bó xôi có chứa tới 3,2 mg sắt ( lượng sắt chiếm khoảng 20% nhu cầu sắt cho cơ thể phụ nữ) và rất giàu canxi. Việc bổ sung cải bó xôi vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp giảm bệnh thiếu máu.

6.2. Củ cải đường

Củ cải đường
Củ cải đường

Củ cải đường là thực phẩm có nhiều hiệu quả trong việc chống lại bệnh tiểu đường. Củ cải đường chứa lượng sắt cao giúp kích hoạt, tái tạo lại các tế bào hồng cầu giúp tăng lượng oxy cung cấp cho cơ thể. Việc đem củ cải đường và chế độ ăn hàng ngày có thể giúp bạn chống lại bệnh thiếu máu.

6.3. Thịt đỏ

Thịt đỏ
Thịt đỏ

Các loại thịt có màu đỏ như: Thịt bò, thịt cừu, gan bò… có chứa nhiều heme-sắt dễ dàng hấp thụ vào trong cơ thể. Hơn nữa thịt đỏ chứa nhiều vitamin B12. Việc bổ sung thịt đỏ vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh giảm tình trạng thiếu máu.

6.4. Bơ đậu phộng

Bơ đậu phộng
Bơ đậu phộng

Bơ đậu phộng rất giàu chất sắt nên bạn có thể áp dụng vào chế độ ăn hàng ngày. Trong 2 muỗng canh đậu phộng có chứa tới 0,6mg sắt. Ngoài ra bạn có thể thay thể bằng đậu phộng rang (lạc rang) hàng ngày để phòng chống lại bệnh thiếu máu.

6.5. Cà chua

Cà chua tốt cho người bị thiếu máu
Cà chua tốt cho người bị thiếu máu

Nhắc thực phẩm cho người bị bệnh thiếu máu thì không thể bỏ qua cà chua. Với hàm lượng lớn Vitamin C có trong cà chua cùng với lycopene giúp dễ dàng hấp thụ sắt. Hơn nữa với hàm lượng vitamin E và beta carotene sẽ có lợi cho tóc và da trở nên đẹp hơn.

6.6. Trứng

Trứng
Trứng tốt cho người bị thiếu máu

Trứng là thực phẩm quen thuộc chứa nhiều protein và các chất chống oxy hóa đóng vai trò tích trữ vitamin khi cơ thể đang bị thiếu máu. Trong 1 quả trứng có chứa tới 1mg sắt vì thế việc đưa trứng vào bữa ăn hàng ngày sẽ làm bạn giảm nguy cơ bị bệnh thiếu máu.

6.7. Quả lựu

Trong lựu có chứa nhiều vitamin C, sắt
Trong lựu có chứa nhiều vitamin C, sắt

Nói đến loại trái cây giàu sắt và vitamin C thì không thể bỏ qua quả lựu. Trong lựu có chứa nhiều vitamin C, sắt nên ăn lựu thường xuyên sẽ giúp cải thiến được lượng máu trong cơ thể. Nếu bạn bị thiếu máu dẫn tới các triệu chứng như: yếu, mệt mỏi, chóng mặt, mất khả năng nghe thì ăn lựu sẽ giúp cải thiện đáng kể.

6.8. Đậu nành

Đậu nành là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao cùng các vitamin
Đậu nành là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao cùng các vitamin

Đậu nành là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao cùng các vitamin, ít chất béo và giàu protein chính vì thế đậu nành là thực phẩm đắc lực trong việc hộ trợ cải thiện bệnh thiếu máu.

6.9. Cá

Một số loại cá như: Cá hồi cá ngừ,..và các hải sản khác như: Hàu, sò huyết,... đều rất giàu sắt
Một số loại cá như: Cá hồi cá ngừ,..và các hải sản khác như: Hàu, sò huyết,… đều rất giàu sắt

Một số loại cá như: Cá hồi cá ngừ,..và các hải sản khác như: Hàu, sò huyết,… đều rất giàu sắt (trong 100 gram thịt hàu có chứa 7,2 mg sắt). Nên việc bổ sung cá vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh, cải thiện được bệnh thiếu máu.

6.10. Mật ong

Mật ong
Mật ong

Nhắc đến mật ong thì chắc hẳn bạn sẽ không thể bỏ qua những ưu điểm của loại thực phẩm này. Mất ong không chỉ cải thiện trong việc kết hợp để hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày mà trong mật ong còn chứa nhiều sắt. Có tới 0.42mg sắt trong 100 gram mật ong. Ngoài ra mật ong còn chứa đồng và magiê làm tăng nồng độ hemoglobin (nồng độ hemoglobin là thông số xác định bạn có bị thiếu máu hay không).

Việc thiếu máu ở nhiều người thì biểu hiện rõ rệt hơn như mệt mỏi khi gắng sức hoặc khi thực hiện các công việc diễn ra hàng ngày, hay mất tập trung, hay buồn ngủ và đặc biệt da xanh xao nhợt nhạt chứ không hồng hào nhưng với một số người biểu hiện lại mờ nhạt hơn dẫn đến việc bị mất kiểm soát. Vậy nên ngoài việc bổ sung những thực phẩm giàu sắt giúp bổ máu, tăng lượng máu trong cơ thể thì bạn nên đến gặp bác sỹ để được chuẩn đón và xem tình trạng bệnh cũng như phương pháp điều trị thích hợp. Chúc bạnh mạnh khỏe!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1