Cơ quan chức năng đẩy mạnh truy quét thực phẩm bẩn

Cơ quan chức năng đẩy mạnh truy quét thực phẩm bẩn

Thời gian qua, Ban Quản lý an toàn thực phẩm, Công an  và Cục quản lý thị trường Tp. Hồ Chí Minh đã vào cuộc xử lý tiếp nhận nguồn tin tố giác của người dân về việc có nhiều nhóm đối tượng kinh doanh, sản xuất, tiêu thụ thực phẩm bẩn không rõ xuất xứ, nguồn gốc…

Các thủ đoạn “hô biến” thực phẩm bẩn

Sau nhiều ngày nằm vùng và theo dõi, nắm được nguồn tin phản ánh từ người dân. Các chiến sĩ, cán bộ thuộc Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ thuộc Công an huyện Bình Chánh, Tp. HCM. Đã phối hợp với đội Công an xã Vĩnh Lộc A thuộc huyện Bình Chánh. Phát hiện một “hang ổ” kinh doanh có hành vi “phù phép” thực phẩm bẩn, hàng hóa đóng hộp, thực phẩm đông lạnh đã hết hạn sử dụng. Sau đó cung cấp ngược trở lại cho các cơ sở kinh doanh, sản xuất để tiêu thụ.

Các thủ đoạn “hô biến” thực phẩm bẩn
Đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh kiểm tra một cơ sở bán thực phẩm giá sỉ tại chợ đầu mối nông sản.

Tại một kho hàng thuộc huyện Bình Chánh, công an đã xác định các đối tượng có hành vi cạo rửa, chỉnh sửa lại mã vạch. Cũng như “tân trang” lại nhãn mác, kéo dài hạn sử dụng (giống như sản phẩm uy tín). Các lô hàng sau đó được tuồn vào trung tâm Tp. HCM tiêu thụ trong các chợ dân cư.

Theo cán bộ Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ thuộc Công an huyện Bình Chánh. Trong số các nhãn mác được “phù phép” thành mới còn có sản phẩm sữa T.H, nước mắm L.T, nước rửa chén S.L và cả nước ngọt C.C.C.L với số lượng lớn.

Không chỉ phát hiện kho hàng thực phẩm bẩn ở xã Vĩnh Lộc A huyện Bình Chánh mà lực lượng chức năng còn truy quét tận gốc, mở rộng điều tra khoảng 315 thùng sữa hương dâu, 2.6000 chai nước giải khát thể tích 390ml/ chai, 45 thùng nước mắm và 300 chai nước ngọt thể tích 600ml đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn được biến thành hàng mới, còn hạn sử dụng.

Cùng đồng hành với Công an TPHCM, trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2023 với chủ đề “Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới” vừa qua, Cục Quản lý Thị trường (QLTT) TPHCM phối hợp với nhiều quận, huyện dồn trọng tâm truy quét vào các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, hàng tiêu dùng không có nguồn gốc, xuất xứ, hàng gian, hàng giả. Riêng trong tháng 5/2023, các Đội QLTT của TPHCM đã kiểm tra hơn 4.500 vụ chuyên ngành và phối hợp liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó phát hiện, xử lý trên 1,1 tấn thực phẩm bẩn các loại. Điển hình, ngày 9/5, Đội QLTT số 7 phát hiện, kiểm tra một kho hàng của Công ty TNHH MTV Nguyệt Hoa tại phường Phú Thuận (quận 7, TPHCM) phát hiện một dây chuyền buôn bán thực phẩm bẩn với 550 đơn vị sản phẩm thực phẩm các loại không có hóa đơn chứng từ. Đội QLTT số 7 đã lập biên bản tạm giữ số hàng trên để tiếp tục xử lý theo quy định. Trong đó, ngoài phạt tiền, lực lượng QLTT đã buộc chủ cơ sở thực phẩm bẩn phải tiêu hủy toàn bộ lô thực phẩm vi phạm, ngăn chặn việc tuồn vào thị trường tiêu thụ.

Truy quét tận gốc

Trước diễn biến sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa, thực phẩm bẩn có dấu hiệu tinh vi, phức tạp, biến tướng dưới nhiều hình thức, bà Trương Thị Minh Sâm – Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế và Quản lý TPHCM (HASEM) cho rằng, cần có sự phối hợp giữa 4 cơ quan, gồm Ban Quản lý An toàn thực phẩm, Cục QLTT, Công an và chính quyền từng quận, huyện và TP Thủ Đức trong cuộc chiến này. Bởi vì, nếu để thực phẩm bẩn lan tràn không chỉ liên quan đến vấn đề an toàn sức khỏe của cộng đồng, còn là vấn đề an ninh kinh tế, ảnh hưởng đến uy tín các thương hiệu thực phẩm trong nước, tác động xấu đến hoạt động xuất nhập khẩu. “Việc thực phẩm bẩn lan tràn khắp nơi từ chợ cóc, chợ truyền thống đến trung tâm thương mại đang trở thành vấn đề lớn không chỉ của riêng TPHCM, mà là vấn đề nhức nhối của cả nước”- bà Sâm nhấn mạnh và cho rằng, các cơ quan chức năng cần có sự phối hợp đồng bộ trong việc truy quét tận gốc tận “hang ổ” sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn.

Truy quét tận gốc

PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP HCM khẳng định, vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng được các cấp chính quyền và cơ quan chức năng tại TPHCM quan tâm. Trong đó, ngoài việc tiếp tục nâng cao nhận thức của cộng đồng về an toàn thực phẩm, TP HCM cũng thực hiện song song hai nhiệm vụ “xây thực phẩm sạch” và “chống thực phẩm bẩn”. Muốn đạt được các nhiệm vụ, mục tiêu này, bà Lan cũng cho rằng, phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm phải ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn. Đồng thời, công tác duy trì phối hợp với các tỉnh lân cận kiểm soát nguồn thực phẩm bẩn, kết nối tiêu thụ sản phẩm, truy xuất nguồn gốc thực phẩm khi đi vào thị trường TPHCM tiêu thụ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1