Trẻ còi xương là tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt lượng Vitamin D, Canxi cũng như các chất khoáng chất khác trong cơ thể. Vậy chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương như nào sẽ được nhắc đến trong bài viết dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết trẻ còi xương, suy dinh dưỡng
Trẻ bị còi xương dễ dàng nhận biết bằng mắt thường qua các biểu hiện thường gặp như sau:
- Trẻ bị đổ nhiều mồ hôi, nhất là trong lúc ngủ.
- Trẻ hay quấy khóc, lục xục đêm khó ngủ, ngủ không trọn giấc, quấy khóc thường xuyên.
- Trẻ có biểu hiện rụng tóc hình vành khăn sau đầu.
- Trẻ bị chậm các mốc như: Việc chậm mọc răng, chậm phát triển khác như là chậm lẫy, chậm lật, chậm bò, chậm đứng, chậm đi.
- Trẻ có thóp rộng trên phần đầu, khi bố mẹ sờ vào thóp sẽ thấy thóp mềm và kéo dài thời gian đóng thóp lâu hơn,… trẻ có bướu trán và đầu bẹp.
- Bố mẹ chú ý quan sát khi trẻ có lồng ngực không bình thường, phần ức của bé nhô lên và xương cổ tay chân của trẻ cũng bị bè. Việc trẻ bị hội chứng chân cong, chân vòng kiềng, vòng hình chữ O cũng là biểu hiện của trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng…
- Một số trẻ có thể còn bị hiện tượng co giật khi lượng canxi trong máu bị giảm.
Việc trẻ bị coi xương, suy dinh dưỡng có nhiều nguyên nhân, có thể do sinh non, sinh đôi, sinh ba,… hay do mẹ bị mất sữa, trẻ không được bú sữa mẹ,… Bố mẹ cũng nên phân biệt rõ việc trẻ bị mắc bệnh còi xương và trẻ mắc bệnh còi cọc.
Trẻ còi cọc có thể sẽ bị còi xương nếu bố mẹ chủ quan và không bổ sung đủ sinh dưỡng thiếu hụt cho cơ thể bé. Còn trẻ bị còi xương có thể vẫn có thể trạng cơ thể béo tốt, bụ bẫm đó là trường hợp trẻ bị thiếu hụt phốt pho và Canxi nhiều hơn.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương bố mẹ nên biết
Nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ còi xương
Trẻ còi xương cần được bổ sung chất dinh dưỡng để bù lại sự thiếu hụt lượng Vitamin D, Canxi cùng các khoáng chất nhưng bố mẹ không được quên cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ, chính vì thế cần có một chế độ ăn uống cho trẻ một cách khoa học, cung cấp đầy đủ các nhóm chất: Vitamin, tinh bột, khoáng chất, chất béo, đạm và tinh bột.
Bố mẹ cần bổ sung các nhóm vi chất cho trẻ để xương của trẻ được phát triển tối ưu như bổ sung các khoáng chất vitamin D, canxi cùng phốt pho, sắt hoặc kẽm… để trẻ tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất. Ngoài ra, trong các bữa ăn hàng ngày thì bố mẹ cần cho trẻ tăng cường việc bổ sung các chất béo từ dầu ăn hoặc mỡ vì lượng chất béo sẽ đóng vai trò tốt trong việc hấp thu vitamin D ở trẻ nhỏ.
Việc bổ sung các chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ bị còi xương là điều rất quan trọng. Các trẻ cần được bố mẹ quan tâm hơn cũng như theo dõi sự phát triển của trẻ để kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
Thực phẩm giàu dinh dưỡng rất cần thiết đối với trẻ còi xương
Nếu trẻ có dấu hiệu bị còi xương bố mẹ nên chú ý hơn đến việc ăn uống của trẻ. Phải bổ sung 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho bé còi xương để cơ thể bé có đủ dinh dưỡng cần thiết như:
- Bổ sung chất đạm cùng các vi chất dinh dưỡng khác cho trẻ bằng việc cho trẻ ăn: Hải sản như (cua, cá hồi, tôm, cá mè, nghêu, ốc, sò,…). Ngoài ra còn bổ sung sữa cũng như các chế phẩm từ sữa (phomai, sữa chua), mè đen, lòng đỏ trứng, … cho trẻ
- Bổ sung nhóm chất Vitamin bằng việc cho trẻ dùng các loại rau như: Rau ngót, rau đay, rau muống, rau bina,…
Việc cải thiện chế độ ăn là việc cải thiện chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ còi xương đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh còi xương ở trẻ, hơn nữa chế độ ăn hợp lý khoa học còn giúp các bé có thể phòng ngừa bệnh còi xương, chậm lớn,… giúp trẻ phát triển cao lớn, toàn vẹn.
Mách bố mẹ những thức ăn dành cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng
Mách nhỏ bố mẹ những thực đơn ăn uống được chế biến từ những thực phẩm giàu dưỡng chất cần thiết với trẻ bị còi xương. Bố mẹ có thể tham khảo và sáng tạo thêm cho trẻ.
Cháo tôm cho trẻ còi xương
Cháo tôm sẽ là món ăn dinh dưỡng và dễ dàng bổ sung cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Cách chế biến món cháo tôm cũng rất đơn giản.
- Rã đông tôm nõn hiệu Đôi Đũa Vàng trước khi sử dụng
- Giã nhỏ tôm nõn sau đó đem gạo đi xay thành bột, rồi trộn với nhau.
- Cho nước vào, thêm gia vị cho món cháo thêm hấp dẫn và bật lửa đun đến khi cháo chín.
- Múc cháo ra bát, cho trẻ ăn lúc cháo con ấm sẽ thơm ngon hơn, không làm bé bị chán ăn.
Với trẻ còi xương thì bố mẹ nên cho trẻ ăn cháo tôm chỉ 1 lần/ngày và ăn lúc trẻ đang đói, kéo dài chu kỳ ăn tầm khoảng 30 ngày.
Bột chân cua, đậu xanh, hạt sen cho trẻ còi xương
Lắm mẹ còn lạ lẫm khi nhắc đến món ăn bột chân cua, đậu xanh, hạt sen, rất giàu dinh dưỡng, tốt cho trẻ coi xương, suy dinh dưỡng.
- Mua nguyên liệu về đem đi rửa sạch, sau đó tách lấy phần thịt chân cua.
- Có thể dùng nồi chiên không dầu hoặc lò nướng để sấy khô phần thịt chân cua rồi đem đi giã thành bột mịn.
- Đem hạt sen, đậu xanh giã thành bột mịn.
- Trộn đều phần thịt chân cua, bột hạt sen, bột đậu xanh đã được xay mịn rồi pha vào hỗn hợp bột với nước cháo loãng.
Với món bột chân cua, đậu xanh, hạt sen thì bố mẹ nên cho trẻ dùng 2 lần/ngày, và chu kỳ kéo dài tầm 15 đến 20 ngày. Bố mẹ có thể điều chỉnh gia vị muối, đường,… để trẻ cảm thấy ngon miệng hơn.
Cháo cá cho trẻ còi xương
Cháo cá là món ăn quen thuộc và đơn giản với trẻ, bố mẹ không còn thấy lạ lẫm khi cháo cá được nhắc đến là một trong những món cần bổ sung cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng.
- Sử dụng cá quả hoặc cá hồi để nấu cháo vì hàm lượng dinh dưỡng cao.
- Đem cá đã làm sạch đi hấp cách thủy để cá chín, sau đó tách lấy phần xương và thịt cá riêng.
- Tẩm ướp gia vị vào thịt cá cho cá được đậm đà hơn, sau đó thì đem phần xương cá còn lại đi giã nát, bố mẹ lấy rây để lọc lấy phần nước cốt xương để nấu cháo sẽ ngọt hơn.
- Trộn phần bột gạo đã được xay nhuyễn để đem đi nấu cùng với nước cốt xương cá. Bạn hãy đun đến khi cháo chín thì cho nốt phần rau cải đã được cắt nhỏ cùng với phần thịt cá, nhớ cho thêm gia vị vào để món cháo cá trở nên đậm đà và hấp dẫn hơn cho trẻ nhé.
Với món cháo cá, bố mẹ có thể cho trẻ còi xương dùng 2 lần/ngày và nên ăn cách ra khoảng 1 – 2 ngày. Bố mẹ nên kéo dài thực đơn ăn uống này trong khoảng thời gian 18 – 30 ngày để hỗ trợ dinh dưỡng cao cho trẻ.
Cháo sụn lợn cho trẻ còi xương
Cháo sụn lợn là món ăn bổ dưỡng cung cấp nhiều canxi cũng như nhiều khoáng chất cho trẻ còi xương. Không chỉ giàu dinh dưỡng mà cháo sụn lợn còn rất ngon, kích thích vị giác của bé.
- Tương tự như các món cháo khác. Phần sườn sụn lợn khi mua về bạn đem đi rửa sạch, sau đó đem đi xay nát thành bột.
- Phi thêm hành mỡ sau đó cho phần bột sụn đã xay nát vào cùng với gia vị, xào chín lên.
- Đổ nước vào nồi bột sụn, đun sôi lên rồi đổ gạo vào, đun chín đến khi cháo nhừ (sau khi cháo chín, nêm thêm gia vị để món ăn hợp vị).
Với món ăn cháo sụn lợn này thì bố mẹ nên cho trẻ em ăn 2 lần/ngày, nhất là trong khi bụng bé đã gần đói. Thực đơn chế biến kéo dài từ 18 – 20 ngày/ tháng để con có sức khỏe tốt nhất.
Cháo lòng đỏ trứng gà cho trẻ còi xương
Chào lòng đỏ trứng gà là món ăn đơn giản, dễ chế biến, nhanh và còn rất giàu dưỡng chất bố mẹ không nên bỏ qua. Lựa chọn bổ sung món cháo lòng đỏ trứng trong thực đơn cho bé bị còi xương, suy dinh dưỡng đúng khoa học sẽ giúp cải thiện được sức khỏe cho trẻ.
- Cháo lòng đỏ trứng gà rất đơn giản. Bố mẹ chỉ cần luộc trứng lên, tách lấy phần lòng đỏ trứng, rồi nghiền nát.
- Gạo đem xay thành bột (với trẻ từ 6-12 tháng tuổi) sau đó đem đi nấu bột gạo, cùng với bột trứng gà đã tán nhuyễn. Khi cháo chín thì bạn nêm gia vị để món ăn thêm đậm đà, hấp dẫn hơn nhé.
Với món cháo lòng đỏ trứng gà thì bố mẹ nên cho trẻ còi xương ăn 1 lần/ngày vào lúc trẻ đói để trẻ ăn ngon miệng hơn. Thực đơn cháo lòng đỏ trứng bố mẹ nên cho bé ăn từ từ 18 – 30 ngày để bổ sung dinh dưỡng thiếu hụt cho trẻ.
Bên trên là những dấu hiệu để bố mẹ có thể nhận biết được trẻ còi xương, suy dinh dưỡng cũng như mách bố mẹ những thực đơn bổ dưỡng cùng chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ còi xương. Ngoài ra bố mẹ nên cho trẻ đến bệnh viện dinh dưỡng để bác sĩ khám và lên phác đồ dinh dưỡng cho trẻ. Cám ơn bạn!