Mít là một loại trái cây phổ biến ở Việt Nam. Nó có vị ngọt và chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như magie, vitamin B6, sắt, kali,… Vậy bà bầu có nên ăn mít không? Nhiều ý kiến cho rằng, ăn mít có thể gây sảy thai. Thực chất có phải như vậy không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé.
1. Bà bầu có nên ăn mít không?
Câu trả lời là có, ăn mít không những không ảnh hưởng sức khỏe mà còn mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và em bé. Bà bầu có nên ăn mít trong 3 tháng đầu? Theo nhiều nghiên cứu, ăn mít trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể mẹ, cải thiện hệ thống miễn dịch, ổn định huyết áp và tránh tình trạng thiếu máu (hầu hết các bà bầu trong 3 tháng đầu sẽ gặp tình trạng thiếu máu),…
Các thành phần dinh dưỡng của mít, bao gồm: chất xơ, protein, carbs lành mạnh, hầu hết các loại vitamin (A, C) và rất nhiều các khoáng chất thiết yếu như magie, kali, đồng, mangan. Tất cả đều cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự sinh trưởng, phát triển của em bé trong bụng. Và đây là một số tác dụng cụ thể của mít đối với bà bầu:
Tăng cường miễn dịch
Bà bầu có nên ăn mít không? Theo nhiều nghiên cứu, trong mít có chứa nhiều vitamin quan trọng như vitamin A, vitamin B giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Do đó, nó hoạt động như một chất tăng cường miễn dịch trong thai kỳ.
Ngăn ngừa loãng xương
Mít là một nguồn cung cấp magie tốt giúp ngăn ngừa vấn đề loãng xương. Nó cũng đảm bảo sức khỏe xương tốt cho cả mẹ và con.
Thai nhi phát triển khỏe mạnh
Mít có chứa các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của em bé. Vì vậy, ăn mít trong quá trình mang thai là rất cần thiết.
Tăng cường năng lượng
Trong mít có chứa đường sucrose và fructose cung cấp năng lượng tức thì cho cơ thể. Cơ thể của các bà bầu cần nhiều năng lượng hơn trong thời kỳ mang thai do đó nó hoạt động như một chất tăng cường năng lượng cho họ.
Thúc đẩy sự phát triển của thai nhi
Các loại Vitamin A, Vitamin C, Sắt, Folate, Canxi, Kẽm, Beta Caroten có trong mít rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Tất cả những chất dinh dưỡng quan trọng này đều giúp thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.
Ngăn ngừa táo bón
Trong quá trình mang thai, các mẹ rất dễ bị táo bón do phải bổ sung nhiều loại thuốc như Sắt, DHA, Vitamin,…Hàm lượng chất xơ cao trong mít giúp ngăn ngừa vấn đề táo bón và cải thiện nhu động ruột do đó hỗ trợ tiêu hóa.
Điều chỉnh huyết áp
Kali có trong mít giúp duy trì mức huyết áp bình thường, do đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Điều chỉnh mức độ hormone
Khi mang bầu, bạn sẽ cảm thấy lo lắng, căng thẳng, tâm trạng thất thường. Đó đều là vì hormone trong cơ thể có nhiều thay đổi. Mít được biết là có tác dụng điều chỉnh lượng hormone trong thời kỳ mang thai và điều chỉnh tâm trạng bà bầu cực tốt.
Ngăn ngừa viêm nhiễm
Đặc tính chống oxy hóa của mít giúp ngăn ngừa chứng viêm có thể dẫn đến các bệnh mãn tính như ung thư hoặc bệnh tim. Qua đó, bạn đã có thể biết được câu trả lời cho vấn đề: “Bà bầu có nên ăn mít không?”
2. Một số tác dụng phụ khi ăn mít trong quá trình mang thai
Bất cứ thứ gì khi tiêu thụ quá nhiều đều không tốt cho cơ thể chúng ta. Tương tự, bà bầu ăn nhiều mít có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:
Dị ứng
Một số bà bầu có thể bị dị ứng với mít. Trong tình huống như vậy, tốt hơn hết bạn nên tránh ăn mít khi mang thai.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
Hàm lượng đường trong mít có thể làm tăng lượng đường trong cơ thể phụ nữ mang thai, dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.
Bệnh tiêu chảy
Mít có hàm lượng chất xơ cao và ăn quá nhiều mít trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến tiêu chảy. Luôn nhớ ăn nó với một lượng vừa phải.
Tăng đông máu
Mít có thể làm tăng đông máu, có thể tạo ra các biến chứng khi mang thai, đặc biệt là nếu bạn đã có bất kỳ rối loạn nào về máu.
3. Bà bầu cần lưu ý gì khi ăn mít?
Theo quan niệm dân gian ăn mít khi mang thai có thể gây sẩy thai. Nhưng đó chỉ là một quan niệm sai lầm, không có bằng chứng khoa học nào có thể chứng minh điều đó. Ăn mít khi mang thai có lợi cho cả mẹ và con vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất thiết yếu cần thiết trong thai kỳ. Nhưng hãy luôn lưu ý ăn mít đúng cách và vừa phải. Bởi nếu ăn quá nhiều mít có thể gây ra một số tác dụng phụ đối với phụ nữ mang thai.
– Không nên ăn mít quá nhiều: Để tận dụng tối đa những lợi ích mà mít mang lại đồng thời tránh những tác hại của mít như rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, gây khó chịu,…trong quá trình mang thai các mẹ chỉ nên ăn 80 – 100gr mít.
Ngoài ra, nếu ăn quá nhiều mít, bạn còn có nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường.
– Chế biến mít thành nhiều dạng khác nhau
Khi chín phần cùi của mít có màu vàng, rất ngọt và thơm. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc dùng làm nguyên liệu cho các món ăn khác như chè, sữa chua, xôi,….để vừa có thể ăn mít vừa có thể bổ sung những dưỡng chất khác.
– Nên kết hợp mít với các loại hoa quả, sữa chua
Việc ăn kèm mít với quả quả hay sữa chua sẽ giúp bạn tránh ăn mít quá nhiều. Hơn hết, việc bổ sung thêm hoa quả vào thực đơn cũng rất tốt cho các mẹ bầu. Bởi trong hoa quả có chứa hàm lượng vitamin và chất khoáng cao, sữa chua có khả năng kích thích tiêu hóa và làm đẹp da.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu chính xác việc bà bầu có nên ăn mít không. Nếu bạn muốn thêm mít vào chế độ ăn uống khi mang thai sao cho an toàn nhất, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé.