“Mỗi lần đi chợ tôi thấy rất bất an khi hải sản, gà, tôm, thịt, cá được bày bán qua loa. Không đảm bảo an toàn chất lượng thực phẩm sạch nhưng vẫn phải bấm bụng mua”.
Mới đây, khi đặt mua gạo sạch của một thương hiệu Việt Nam thông qua các trang mạng xã hội. Tôi đặt mua loại gạo thơm cao cấp. Nhưng đến lúc nhận hàng lại nhận được gạo từ thiện chất lượng thấp. Khi gọi điện chất vấn với người bán hàng thì họ lại chối bay chối biến.
Kể cả khi vào siêu thị mua đồ, mọi người cũng nên cảnh giác. Đợt Tết vừa rồi, tôi có mua vài kg tôm của một siêu thị gần nhà. Khi chế biến chín thì tôm lại có màu xanh chứ không phải màu đỏ. Tìm hiểu thì biết họ bơm rau câu vào. Còn nếu mua mực khô đóng gói theo kg. Lúc mở ra lại thấy họ độn một đống tương ớt giữa những con mực. Còn nhiều vụ liên quan đến thực phẩm sạch – thực phẩm bẩn lắm. Riết rồi không biết mua thực phẩm sạch ở đâu mới là chất lượng.
Dù không phải là đầu bếp chuyên nghiệp hay chuyên gia. Thì các bà nội trợ Việt Nam chúng tôi đây cũng đều biết rằng. Thực phẩm sạch, tươi sống phải bảo quản tốt và chế biến kỹ càng. Như vậy lúc sử dụng mới đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Nhưng nếu nhìn vào những thực phẩm được bày bán ở khu chợ truyền thống, chợ dân sinh hay cả chợ đầu mối hàng ngày. Chúng ta có thể thấy hầu như đều không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sạch.
Các loại hải sản, thịt cá, thịt bò, thịt lợn hay rau củ được bày bán qua loa trong những chiếc rổ. Tệ hơn nữa là trải bạt xuống đất trong khi nhiệt độ nắng nóng từ sáng đến trưa. Tuy nhiên người tiêu dùng lại không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng chúng. Vì nhu nhập của người dân lao động đều có hạn.
Nếu muốn có được những thực phẩm sạch và an toàn hơn thì phải đi chợ sớm. Và khi chế biến phải đảm bảo ăn chín uống sôi. Như thế chỉ có thể đảm bảo ăn vào không đau bụng chứ không dám chắc là an toàn thực phẩm sạch. Vậy nên, trong cộng đồng vẫn hay có những vụ ngộ độc thực phẩm tập thể thỉnh thoảng xảy ra.
Theo tôi với tình trạng như hiện nay. Việc chấm dứt ngộ độc thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm sạch là rất khó. Bởi vì đầu vào vốn đã bị nhiễm khuẩn. Trong khi chế biến lại khá cẩu thả bởi những người thiếu kiến thức nấu ăn. Ví dụ như các gian hàng ăn vặt vỉa hè thường thấy thì khả năng ngộ độc thực phẩm sẽ là rất cao.
Những sự việc nhứ c nhối như thế này, cho dù cơ quan chức năng có tổ chức kiểm tra, giám sát. Thì cũng không điều động được đủ lực lượng. Vì hàng quán vỉa hè tràn lan, mọc lên khắp nơi như nấm không đếm xuể. Cách tốt nhất là tuyên truyền cho người dân tránh ăn đồ tái, đồ nấu chưa chín. Hạn chế ăn các loại đồ sống kể cả rau sống, thực phẩm sạch đảm bảo. Thực hiện ăn chín uống sôi như các khuyến cáo của Bộ Y tế. Mỗi người nên có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của mình.
Ông bà có câu: “Một lần bất tin, vạn lần bất tin”. Tôi nghĩ, những người tiêu dùng Việt Nam ai ai cũng sẽ một lần bị lừa bởi các chiêu trò ranh ma. Nhưng vì tổn thất không nhiều nên chẳng ai muốn kiện cáo. Vì thế, những người bán các mặt hàng thực phẩm bẩn vẫn cứ tiếp tục bán hàng rởm. Chỉ đáng lo ngại khi xuất khẩu hàng ra thị trường Quốc tế. Mà vẫn giữa nguyên thói làm ăn như vậy thì gây ra hậu quả khó lường cho nền kinh tế Việt Nam. Trên thực tế, đã có rất nhiều câu chuyện về mặt hàng được xuất khẩu đi những bị trả về vì không đảm bảo yêu cầu an toàn thực phẩm sạch.
Bởi vì thế, nhiều người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi tiền cho các loại thực phẩm sạch, giá cao nhưng đảm bảo. Tại các siêu thị, các sản phẩm được gắn nhãn mác “xanh sạch” hay thực phẩm bao bì xanh, thực phẩm hữu cơ còn khá cao. Người tiêu dùng hiện đại đã có nhận thức cơ bản về yêu cầu mức độ an toàn của thực phẩm sạch, chất lượng. Đảm bảo sức khỏe với con người và môi trường. Điều này cũng thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất thực phẩm. Phải luôn minh bạch trong bao bì, thành phần. Điều này sẽ giúp khách hàng có thêm sự lựa chọn về sản phẩm, giá cả. Thay đổi dần thói quen mua sắm nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm sạch. Hướng tới mục tiêu sống xanh, bền vững cho xã hội và cộng đồng Việt Nam.