Bật mí cách làm dưa muối vàng ruộm chuẩn vị

hình ảnh dưa vàng sau khi muối xong

Dưa muối là một ăn đã quá quen thuộc với mỗi chúng ta, món ăn này không những giúp kích thích vị giác trong bữa ăn mà còn có tác dụng giúp tiêu hóa tốt hơn. Đặc biệt dưa muối ngày tết còn một nét đặc trưng của dân tộc ta. Chính vì vậy, hôm nay Đôi đũa vàng sẽ hướng dẫn bạn cách làm dưa muối vàng, giòn.

1. Cách làm dưa muối vàng ruộm chuẩn vị

1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 1 kg cải bẹ xanh: nên chọn những cây cải còn tươi, không quá non, không quá già, không bị dập nát, vàng úa.
  • 1 lít nước đun sôi để nguội
  • 20g đường trắng
  • 60g muối: sử dụng loại muối hạt to.
  • 3 thìa cafe giấm
  • Hành củ, hành lá, ớt (nếu thích ăn cay)
  • Dụng cụ muối dưa như bình, hũ, chum,..

1.2. Cách làm dưa muối  

Bước 1: Làm héo rau cải

– Rau cải sau khi mua về nhặt bỏ các lá sâu, úa, bị hỏng, sau đó mang đi phơi nắng khoảng 2 – 3 tiếng. Nếu trời không nắng thì thời gian phơi có thể sẽ lâu hơn.

– Để biết được rau đã đủ độ héo chưa, sờ vào rau nếu thấy có cảm giác mềm và dai hơn thì rau lúc này có thể muối được.

Phơi nắng rau cải trước khi làm dưa muối
Phơi nắng rau cải trước khi muối

– Sau khi rau được làm héo, dùng dao cắt rễ, cắt thành từng khúc khoảng 3 – 5 cm.

– Mang đi rửa sạch với nước, để trong rổ cho ráo nước.

– Hành lá: rửa sạch, cắt khúc

– Hành lá: bóc vỏ, rửa sạch, bổ đôi

– Ớt: rửa sạch, thái lát mỏng

Bước 2: Làm sạch dụng cụ muối dưa

Hũ, lọ,…cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi đem đi đựng dưa (hũ sạch để lâu ngày cũng cần được vệ sinh lại). 

Úp hũ vào nồi nước sôi trong khoảng 10 phủ để khử trùng, sau đó dùng khăn lau khô.

Bước 3: Pha nước dưa muối 

Việc dưa có giòn hay không, có ngon hay không phụ thuộc vào nước muối dưa. Cho nên, hãy thận trọng với bước này.

Pha 1 lít nước + 3 thìa muối hạt + 1 thìa đường, khuấy đều hỗn hợp này lại. Bạn có thể nếm thử hỗn hợp này xem đã vừa chưa, tăng giảm gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị của gia đình mình.

Nếu muốn dưa nhanh chua, hãy cho 1 ít dấm nên quá trình lên men được nhanh hơn.

Bước 4: Cách làm dưa chua muối vàng, giòn

Xếp cọng xuống đáy hũ trước rồi mới xếp lá lên trên vì cọng là phần hơn nên thời gian chín sẽ lây hơn. Sau đó mới cho hành củ, hành lá, ớt vào trong hũ.

Đổ nước muối dưa đã pha sẵn trước đó vào ngập dưa để tránh việc dưa bị thâm, hay không chín đều. Hoặc lấy vật nặng như túi nước, thanh tre,… để nén dưa xuống.

xếp dưa vào hũ theo thứ tự lá trước cọng sau
Xếp dưa vào trong hũ theo thứ tự lá trước, cọng sau

Bước 5: Bảo quản và thời gian dùng 

Đặt hũ dưa muối ở nơi thoáng mát, để dưa khoảng 2 ngày là đã có thể ăn được. Lúc này dưa sẽ vàng, có vị chua vừa phải, ăn rất ngon.

Khi lấy dưa ra, dùng đũa gắp từ trên xuống dưới, ăn phần lá trước ( vì phần cuống nếu ăn bây giờ sẽ hơi hăng)

Như vậy với cách làm dưa muối khá là đơn giản bạn đã có ngay một món ăn chua chua, giúp cho bữa ăn thêm ngon vị, điều hòa những món ăn nhiều dầu mỡ, hay dễ bị ngán. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dưa chua để nấu canh, cá chép, thịt lợn,…

hình ảnh dưa vàng sau khi muối xong
Hình ảnh: Dưa giòn và vàng sau khi muối xong

2. Một số lưu ý khi muối dưa

– Lựa chọn rau dưa đảm bảo an toàn, rửa sạch từng bẹ rau dưới vòi nước.

– Sử dụng dụng cụ muối dưa bằng thủy tinh, sành, sứ.

– Chỉ nên ăn dưa muối trong vòng 15 ngày. Khi thấy dưa đã đủ vị chua, bạn nên cho vào tủ lạnh để ăn dần. Sau 15 ngày, nếu ăn không hết thì nên bỏ đi vì lúc này chất dinh dưỡng đã bị hao hụt và dần biến mất. 

– Không nên ăn khi dưa còn hăng, chưa chín bởi khi này trong dưa vẫn còn tồn đọng lượng nitrit đáng kể, khi ăn cùng với thịt, cá,…sẽ tạo ra chất gây ung thư đó là nitrosamin.

– Không nên ăn dưa thường xuyên hay ăn quá nhiều trong một lần

– Không ăn dưa khi phát hiện nó có mùi lạ, thâm đen hay váng mốc

Như vậy chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết về cách làm dưa muối sao cho ngon, giòn. Hi vọng bạn sẽ thành công với món dưa muối này.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1